Cá ngạch được biết đến như một loài cá quý hiếm và giá trị kinh tế cao nhưng không phải ai cũng nắm rõ những đặc điểm về nó và cách chăm sóc để thu hoạch đạt hiệu quả cao nhất. Trong bài viết này sẽ đưa ra một số thông tin về cá ngạch và đặc điểm sinh học cũng như cách chăm sóc cá để mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình đang có ý định tìm hiểu và nuôi giống cá này tại địa bàn nơi sinh sống.
Đôi nét về cá ngạch
Cá ngạch được biết đến là một loài cá da trơn thuộc họ cá lăng, được phân bố ở nhiều quốc gia Đông Nam Á…tuy nhiên chúng sống chủ yếu ở Việt Nam và Trung Quốc. Ở nước ta, loài cá ngạch sinh sống từng đàn trong tự nhiên và tập trung ở miền Bắc (hạ lưu sông Đà, sông Hồng, sông Bằng Giang, sông Kỳ Cùng, hồ Thác Bà…) và miền Trung (sông Mã).
Hình dạng cá ngạch có thân tròn trơn láng, phần đầu dẹp bằng gần giống cá trê, thân và đuôi dẹp bên, kích thước thuộc cỡ trung bình, là loài cá ăn tạp nên phổ thức ăn rất rộng. Hiện nay, cá ngạch được coi là cá đặc sản do nguồn cung cấp của chúng ngoài tự nhiên rất hạn chế.
Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của điều kiện môi trường xung quanh bị suy thoái, phương pháp khai thác mang tính hủy diệt loài cá này. Thêm cả tình trạng đắp đập, ngăn sông làm thủy điện của nhiều địa phương dẫn đến nhiều bãi đẻ tự nhiên của cá ngạch bị xâm hại, sản lượng cá ngạch giảm sút một cách nghiêm trọng.
Cá ngạch hiện đang được xếp trong danh mục Sách đỏ Việt Nam cấp độ V (Vulnerable). Chính vì vậy, việc việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học của cá ngạch là rất cấp thiết để sản xuất giống nhân tạo thành công, đáp ứng nhu cầu của xã hội và bảo toàn giống gen quý của động vật này.
Cá ngạch và đặc điểm sinh học của nó
Các chuyên gia cho rằng, nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá ngạch là cơ sở quan trọng cho quá trình sinh sản nhân tạo các loài cá da trơn nói chung và cá ngạch nói riêng nhằm phát triển giống cá quý.
Theo mô tả của Kottelat và ctv (2000), thân cá ngạch trơn láng, không phẳng. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp, có bốn đôi râu (1 đôi râu mũi, 1 đôi râu hàm và 2 đôi râu cằm), mõm tù. Miệng cá ở phía dưới thân và nó có hình vòng cung, môi trên của cá khá là dày, hàm trên dài hơn hàm dưới.
Răng hàm dạng lông nhung, công, thon dài, còn lại phía sau và bị ngắt quãng ở giữa; răng cửa hàm trên rộng, yếu, hình chữ nhật. Mắt của cá có màng mỡ che, viền lưng cong không đều, vây hậu môn dài, vậy đuôi chẻ sâu, hai thùy bằng nhau. Cá ngạch là loài cá có kích thước trung bình, có lớn nhất đã bắt gặp nặng 4kg. Tốc độ lớn theo năm. Trong vòng đời, màu sắc của cá có thể thay đổi từ màu bạc đến hơi xám tới màu đồng ở trên lưng, trắng ở dưới bụng.
Cá ngạch sinh sống ở đâu?
Cá ngạch sống ở tầng giữa, thành phần thức ăn đa dạng, gồm động vật không xương sống, côn trùng, cá con và động vật thượng đẳng. Cá thường ở hang đá ven bờ, hạ lưu các con sông lớn. Trên thế giới cá ngạch phân bố ở một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, cá ngạch phân bố chủ yếu ở nơi nước chảy êm từ phía Bắc đến Nam Trung bộ.
Những kinh nghiệm chăm sóc cá ngạch
Giống cá ngạch có ưu điểm là dễ nuôi, ăn tạp và nếu áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ bệnh thì hiệu quả rất cao.
Một số nơi có giống cá ngạch sinh sống thuộc bản địa cũng rất quan tâm đến sự phát triển của loài cá này, vì vậy đã có nhiều dự án nghiên cứu nhằm phát triển giống cá quý tại địa phương và đã tổng kết nhằm đưa ra kỹ thuật nuôi cá ngạch, trong đó có Hải Dương. Họ đã đưa ra quy trình chăm sóc và chăn nuôi hết sức chặt chẽ như sau:
Yêu cầu kỹ thuật đối với cá ngạch giống
Cá Ngạnh sử dụng làm con giống phục vụ nuôi thương phẩm trong lồng cần đáp ứng một số chỉ tiêu kỹ thuật như sau:
- Về kích cỡ cá ngạch khi thả: 40-50 gam/con (16 – 18 cm/con)
- Ngoại hình cá: Cá khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn, không bị dị hình, không bệnh tật.
- Nguồn gốc cá: Có xuất nguồn giống có uy tín trong gốc rõ ràng, được nước. sản xuất tại các cơ sở sản
Yêu cầu đối với lồng và ao nuôi cá ngạch
Thứ nhất, yêu cầu kỹ thuật đối với lồng nuôi cá
- Đối với thiết kế khung lồng: Khung lồng có kích thước 6 x 9 x 3m (162m3). Phao làm bằng thùng phi 200 lít và được cố định với khung lồng.
- Các tiếp sắt phi 34, mỗi cây có chiều dài 6m được nối thẳng với nhau bằng tiếp nối có kích thước như nhau. Toàn bộ các tiếp sắt dọc và ngang được hàn để chúng có thể gắn chặt với nhau tạo thành khung lồng, các phi nhựa làm phao được liên kết với khung lồng bằng dây thép. Lồng làm bằng lưới dệt có kích thước mắt lưới (2a) 1,5cm, đáy lưới lồng được cố định dây giềng nối với đá chẻ.
Thứ hai, yêu cầu kỹ thuật đối với ao nuôi cá ngạch
- Diện tích ao: 1.000 – 2.000m2, độ sâu nước: 1,8 – 2,0 m, độ sâu bùn đáy ao 20 – 30 cm. Ao được xây dựng ở nơi quang đãng, không bị rợp và cần phải dùng vôi bột để khử trùng ao.
- Cần phải phơi đáy ao 2 cho đến 3 ngày sau đó lấy nước sạch vào ao, khi ước cấp vào ao được lọc các mắt lưới để có thể hạn chế các tạp chất.
Điều kiện áp dụng
Yêu cầu kỹ thuật đối với môi trường nuôi cá lồng: Trước khi thả cá, một số chỉ tiêu phải đảm bảo các chỉ tiêu như sau: Nhiệt độ nước từ 25 đến 300C, pH: 7,0 – 8,0, hàm lượng oxy hòa tan lớn hơn 4 mg/lít.
Yêu cầu kỹ thuật đối với ao nuôi: Trước khi thả cá, môi trường ao phải đảm bảo các chỉ tiêu sau: pH: 7 – 8; độ trong: > 25cm; hàm lượng oxy hòa tan trong nước > 5mg/l.
Mật độ nuôi cá ngạch
Mật độ nuôi lồng khoảng tầm 3 cho đến 4 con trên 1 mét khối. Mật độ nuôi ao là khoảng 1,5 cho đến 2 con đối với cá đã có kích thước lớn từ 16 cho đến 18cm.
Mùa vụ thả giống
Thả cá giống tốt nhất là vào thời điểm khoảng tháng 3 cho đến tháng 4 hàng năm, khi nhiệt độ nước tăng dần theo chu kỳ năm. Thời gian nuôi cá cho đến khi có thể bán được thường kéo dài từ 12 tháng trở lên.
Cho ăn, chăm sóc
Đối với thức ăn và khẩu phần ăn cho cá Ngạnh nuôi trong lồng: Kích cỡ viên thức ăn, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn để nuôi cá Ngạnh được quy định:
- Cá nặng 40-100g/ con: tương ứng 42/7 % hàm lượng protein / lipid, tương đương đường kính viên thức ăn là 2mm.
- Cá nặng 150-300g/ con: tương ứng 40/7 % hàm lượng protein / lipid, tương đương đường kính viên thức ăn là 4mm.
- Cách bảo quản thức ăn đối với cá ngạch: Thức ăn được bảo quản trong kho thoáng mát, được kê cao để tránh ẩm mốc và đảm bảo đúng hạn
Quản lý môi trường và sức khỏe
Hàng tuần kiểm tra chất lượng nước trong lồng nuôi để đảm bảo chất lượng nước đạt yêu cầu. Cần kiểm tra độ PH của nước có đạt chuẩn hay không hay là nước nuôi cá có bị ô nhiễm hay không.
Phòng và trị bệnh cho cá ngạch nuôi
Việc phòng và trị bệnh cho cá là khâu vô cùng quan trọng để đảm bảo kết quả chăn nuôi và phát triển giống cá này.
Yêu cầu về phòng bệnh cho cá
Định kỳ 2 tháng một 1 lần các bạn nên cho cá ăn phòng thuốc thảo dược theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhằm hạn chế bệnh nhiễm khuẩn cho cá nuôi. Trong quá trình nuôi cá cần phải thường xuyên treo túi vôi tại các góc lồng nuôi. Trước khi thả giống, cá cần được kiểm xem cá có nhiễm ký sinh trùng hay không.
Tắm khử trùng cho cá trong nước muối bằng nước muối trước khi thả với thời gian là 5 đến 10 phút. Định kỳ bổ sung Vitamin C với lượng khoảng 200 – 300 g/100kg thức ăn, cho cá ăn định kỳ để tăng sức đề kháng và cần phải định kỹ di chuyển vị trí thường xuyên.
Yêu cầu khi trị bệnh cho cá ngạch
Trong quá trình nuôi cá ngạch có khả năng nhiễm một số bệnh sau:
Bệnh do viêm ruột
Tác nhân vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây nên bệnh viêm ruột của cá.
- Dấu hiệu bệnh lý của cá ngạch: Cá bơi yếu, lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn, hậu môn chuyển sang màu đỏ, phần mang và các cơ quan nội tạng và cơ xuất huyết, các bộ phận thận, gan, lá lách dịch hoá trở nên mềm. Cá bị khá bệnh nặng bơi quay tròn không có định hướng cụ thể, mắt cá đục và lồi ra, bụng trướng to.
- Cách phòng trị nên làm lúc này là cải thiện môi trường nuôi ổn định, không để cá nuôi bị sốc do các yếu tố môi trường ảnh hưởng. Dùng một số kháng sinh cho cá ăn để trị bệnh như Erythromycin hoặc Oxy tetramycin: Liều dùng 10 – 12 g/100kg cá/ngày đầu, từ ngày thứ 2 – 7 liều bằng 1/2 ngày đầu hoặc thuốc KN-04-12.
Bệnh đốm trắng trên cá ngạch
Tác nhân vi khuẩn Edwardsiella sp gây bệnh đốm trắng với các dấu hiệu như:
- Dấu hiệu mắc bệnh cá trở nên kém ăn hoặc bỏ ăn, gầy yếu, bụng thường chướng to, xung quanh miệng cá bị xuất huyết và mắt cá trở nên lồi ra. Phần nội tạng gan, lá lách và phần thận của cá giống bị hoại tử thành những đốm màu trắng đục li ti.
- Cách phòng trị: Biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất không để cho cá ngạch bị sốc do môi trường thay đổi xấu như là nhiệt độ, độ PH…
- Ngoài ra, sử dụng thuốc kháng sinh Sulfamid liều lượng 100 – 200mg/1kg cá/ngày trộn vào thức ăn với liều dùng 2 – 4g/1kg cá/ngày. Cho cá ăn liên tục từ 5 – 7 ngày và có thể bổ sung thêm các loại vitamin như là vitamin C để tăng cường miễn dịch.
Kết luận
Hiện nay cá ngạch đã được đưa vào danh mục Sách đỏ của Việt Nam, cho thấy việc bảo tồn loài cá này là rất cần thiết. Chính vì vậy, hiểu biết về đặc điểm sinh học và cách chăm sóc cá ngạch nhằm góp phần đảm bảo hiệu quả tối đa trong việc bảo tồn một giống cá quý hiếm của nước ta.