Tắc kè hoa còn được gọi là loài sinh vật mang vẻ đẹp không góc chết. Chúng khác biệt vì khả năng thay đổi màu sắc da của cơ thể liên tục có một không hai. Đấy chính là cách ngụy trang để săn mồi dễ dàng cũng như lẩn trốn kẻ thù hoàn hảo.
Giới thiệu chung về tắc kè hoa
Tắc kè hoa có tên gọi trong y học là Cáp Giải hay Đại Bích Hổ. Chúng là loài động vật thuộc lớp bò sát. Tắc kè hoa có môi trường sống khá là phong phú khi có mặt ở hầu hết các nước có khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là các khu vực núi rừng.
Đặc tính nổi bật của tắc kè hoa
Tắc kè hoa mang hình dáng hơi dẹt, trông giống hình tam giác, điều này giúp nó di chuyển linh hoạt và dễ dàng trên thân cây, cành lá. Và nó còn tạo điều kiện để hấp thụ ánh sáng mặt trời một cách dễ dàng qua việc hướng phần cơ thể theo ánh nắng vào mỗi buổi sáng hay chiều.
Cặp mắt của chúng mang màu nâu hoặc cam tùy vào mỗi con. Mí mắt trong suốt, đôi mắt hoạt động riêng biệt nhau, con ngươi có thể cử động theo chiều dọc và mỗi bên có thể nhìn về các hướng khác nhau mà không phải di chuyển đầu.
Lưng của chúng có màu xanh nhạt ngả xám, có các đốm vàng hoặc đỏ, có nhiều nốt sần; con cái màu sắc không sặc sỡ bằng con đực; dưới bụng thì có màu trắng hoặc xám có thêm chấm vàng. Đuôi của chúng có khả năng tái tạo mạnh mẽ khi bị đứt có thể tự mọc lại và nó chiếm từ 30-40% chiều dài cả cơ thể.
Tập tính sinh sản
Tắc kè là loài có khả năng sinh sản nhiều, mỗi lần từ 20-100 trứng mỗi tháng. Tắc kè hoa sẽ đẻ trứng dưới những cái hố đã được đào sẵn, Nếu không có hố hoặc ổ đẻ phù hợp thì chúng sẽ giữ trứng trong bụng cho đến hết đời Thời gian để trứng nở khoảng 6 – 12 tháng Ngay từ khi sinh ra, những con con đã có khả năng sống tự lập.
Khác biệt giữa tắc kè đực với tắc kè cái
Nếu chỉ nhìn hình dáng bên ngoài thì người quan sát khó có thể phân biệt được con tắc kè hoa đực và cái. Để phân biệt thì chúng ta nhìn vào phần đuôi sát với hậu môn, cụ thể như sau:
- Tắc kè đực có đuôi gần sát với hậu môn và nó phình to ra, xuất hiện những chấm hình chữ v.
- Tắc kè cái thì có phần đuôi gần sát hậu môn nhưng xẹp lại và không có những chấm hình chữ v.
Khả năng đặc biệt
Cặp mắt của tắc kè hoa có khả năng xoay 360 độ, có thể quan sát xung quanh riêng biệt bằng 2 hướng khác nhau hoàn toàn độc lập. Màu da có khả năng thay đổi liên tục khoảng 5-7 màu và màu sắc phân bổ phụ thuộc vào môi trường sinh sống. Có tầm nhìn rất tốt, khi thấy được cả những con mồi nhỏ bé cách xa cả 10m.
Lưỡi có cơ chế dính thích hợp dùng để bắt những con mồi xa cả 30cm. Lưỡi của tắc kè hoa rất dài. Chúng có thể nghe được các âm thanh thuộc tần số 200-600 Hz dù không có tai ngoài.
Nơi sống của tắc kè hoa
Tắc kè hoa thường sinh sống ở khu vực các tỉnh trung du hay khu vực rừng núi, các đảo lớn. Ngày nay, tắc kè còn được nuôi trong nhà như một loại thú cưng độc và lạ. Tắc kè sinh sống chủ yếu trong các gốc cây, các hốc đá, hay ở kẽ hở đất, kẽ đá, trên tường nhà. Tắc kè cũng là một loại động vật ngủ đông và phát triển mạnh khi khí hậu ấm áp.
Tắc kè hoa ăn gì?
Ở môi trường tự nhiên và nuôi nhốt thì sẽ có nguồn thức ăn khác nhau cho loài tắc kè này, như:
Tắc kè sống ngoài tự nhiên
Thức ăn của loài tắc kè hoa rất đa dạng và phong phú. Các loại côn trùng như: con nhện, dế, con châu chấu, các loài sâu, loài mối, cá biển và tôm khô,… Khi nuôi nhốt thì các bạn hãy cho chúng ăn đa dạng thức ăn để chúng sinh trưởng tốt nhất. Mệnh danh là loài ăn tạp, tắc kè không ngại tấn công tất cả những con côn trùng có kích thước nhỏ hơn mình. Ngoài ra, tắc kè còn có thể ăn những con tắc kè con mới nở.
Tắc kè trong môi trường nuôi nhốt
Khi nuôi nhốt tắc kè hoa để kinh doanh thì người nuôi nên bổ sung các bữa ăn dồi dào để chúng phát triển tốt nhất. Có thể cho chúng ăn dế, sâu hoặc những con chuột. Một lưu ý khi cho tắc kè ăn côn trùng thì người nuôi nên giết các loại côn trùng để chúng chết tránh làm tổn thương đến tắc kè.
Ngày nay, trên thị trường được bày bán rất nhiều loại thức ăn khô đóng sẵn dành cho tắc kè. Loại thức ăn này đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của chúng. Các bạn có thể tìm mua dễ dàng ở các cửa hàng bán đồ ăn cho bò sát cảnh.
Cách nuôi tắc kè hoa
Ở các nước trong khu vực Đông Á, Bắc Mỹ hay Tây Âu thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm liên quan đến tắc kè ngày càng cao. Chính vì vậy, càng ngày càng nhiều người nuôi tắc kè để kiếm doanh thu. Người dân Việt nam chủ yếu nuôi nhỏ lẻ, nuôi theo kiểu hộ gia đình tự phát.
Các tài liệu liên quan đến loài tắc kè hoa này còn ít, nhiều hạn chế trong việc tham khảo và áp dụng. Các con giống chủ yếu được lấy từ ngoài tự nhiên qua các cách bẫy, bắt. Theo dự đoán tiềm năng kinh doanh các sản phẩm từ loài này mỗi năm đang rất cao, lên đến hàng triệu con cho mỗi năm.
Bởi vậy nên việc nuôi nhốt tắc kè không chỉ giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp hạn chế được việc đánh bắt loài bò sát này ngoài tự nhiên một cách mất kiểm soát. Muốn đạt được năng suất cao, hiệu quả kinh tế tốt thì người nuôi cần nắm rõ các đặc điểm về tập tính sinh hoạt, môi trường sống và phát triển phù hợp của tắc kè thì sẽ tạo được cơ sở áp dụng vào nuôi nhốt chúng một cách hiệu quả và thích hợp nhất, như:
Làm chuồng để nuôi tắc kè
Dựa trên đặc tính sinh sống trong các hốc cây, hốc đá, kẽ nứt gỗ và chúng không thích di chuyển mà chỉ thích sống cố định của loài bò sát này, mà ta sẽ tạo được thiết kế chuồng nhốt theo chỉ dẫn sau:
Các bạn hãy làm những bọng tổ mô phỏng lại giống như bọng tổ ngoài tự nhiên của chúng. Hãy lấy những khúc thân cây rỗng ruột, chiều dài từ 1,2-1,5m, có đường kinh khoảng 20- 25cm, được đục các lỗ thông hơi và cửa cho tắc kè hoa di chuyển ra vào thuận tiện. Mỗi mùa sẽ có những cách đặt tổ và trang trí bên trong tổ khác nhau như:
- Vào mùa hè: Các bạn hãy tạo độ tối cho chuồng bằng cách đóng đinh lên phía trên để căng vải che bớt ánh sáng. Tấm vải cao từ 50 – 60cm có màu tối hoặc xanh lá cây. Vì tập tính của loài này là ưa bóng tối. Ngoài ra, tấm vải này còn giúp che nắng, tạo độ ẩm và mát, tránh nóng cho chúng.
- Vào mùa đông: Trong mỗi chuồng nuôi nhốt các bạn nên cho chăn ấm, quần áo ấm xếp vào bên trong chuồng hoặc vào các thùng giấy, thùng xốp. Ở phía bên ngoài chuồng thì các bạn có thể quây bạt xung quanh để giữ ấm cho tắc kè.
Làm chuồng xong thì các bạn hãy đi mua và chọn những con tắc kè hoa đang trong độ tuổi sinh sản để cho vào chuồng và nuôi. Tỷ lệ phân bổ sẽ là một con đực đi với hai con cái.
Kỹ thuật nuôi tắc kè hoa
Để nuôi tắc kè đạt hiệu quả cao thì cần phải có kỹ thuật nuôi nhốt chúng đúng và hợp lý như sau:
Phân bổ chuồng cho tắc kè
Tắc kè bố mẹ và tắc kè con cần được tách riêng chuồng với nhau để thuận tiện cho việc giao phối và sinh sản. Sau khi đẻ trứng xong, các bạn hãy đưa trứng sang chuồng khác để tránh bị tắc kè lớn ăn mất trứng. Đặc biệt các con tắc kè con sẽ cần ăn các loại mồi nhỏ hơn, nên việc tách chuồng là cần thiết để đảm bảo được dinh dưỡng cho chúng. cách phân bổ này sẽ giúp bạn quản lý dễ dàng và đạt được thành quả năng suất cao.
Thiết kế chuồng cho tắc kè
Chuồng của tắc kè bố mẹ: Để thuận tiện cho việc sinh sản và đẻ trứng thì người nuôi nên đặt thêm các ống tre, ống nứa hoặc các thân gỗ to có chiều dài khoảng 25cm để làm tổ cho chúng đẻ trứng. mật độ phân bổ hợp lý là 20 con trong diện tích 1m2.
Chuồng của tắc kè con: Chuồng cho tắc kè con thì đơn giản hơn, có thể là hộp xốp, hộp thùng giấu, các bộ quần áo hay chăn mền đã cũ vào là được. mật độ phân bổ khoảng 30 con trong diện tích 1m2.
Đặt các máng nhựa hoặc các khay nước trên cao để chúng uống nước.
Lịch sinh hoạt của tắc kè
Am hiểu về loài tắc kè sẽ biết chúng là loài hoạt động vào ban đêm và nghỉ ngơi vào ban ngày. Chúng sẽ ra khỏi tổ vào ban đêm để đi kiếm ăn và săn mồi. Hiểu được đặc tính đó thì khi nuôi nhốt chúng ta sẽ lựa chọn được thời điểm cho chúng ăn phù hợp hơn.
Tắc kè hoa có gây nguy hại đến con người không?
Như chúng ta biết rằng tắc kè là loài động vật bò sát, và những loài bò sát thường có một loại vi khuẩn là Salmonella. Tuy nhiên, chưa có trường hợp nào được ghi nhận bị nhiễm bệnh khi nuôi tắc kè. ngược lại tắc kè hoa còn có rất nhiều công dụng tốt cho cơ thể con người.
Tắc kè được xem là một loại dược liệu được sử dụng để ngâm rượu, làm thuốc và có thể chế biến thành các món đặc sản ở từng vùng miền khác nhau. Thuốc điều chế từ tắc kè có khả năng trị ho, bổ phế, đau nhức cơ thể, tăng cường sinh lý nam giới,…
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ở phần thân và đuôi của tắc kè chưa rất nhiều các axit amin và thành phần chất béo giúp hệ thần kinh được kích thích và tăng cường sức khỏe cơ thể.
Kết luận
Qua bài viết trên đây, các bạn chắc hẳn đã nắm cho mình được phương pháp và kỹ thuật nuôi tắc kè hoa một cách hiệu quả và đạt được năng suất cao. Bên cạnh đó chúng ta còn trả lời được câu hỏi tắc kè có hại hay không. Thì câu trả lời là : “ Không những không có hại, mà tắc kè còn có nhiều công dụng hữu ích cho con người”.