Rắn ráo – một trong những loài rắn đặc trưng của vùng Đông Nam Á, có nguồn gốc từ vùng bán sa mạc của Châu Phi, rắn ráo có tên khoa học là Ptyas Korros, là một loài rắn nước. Chúng phân bố trải dài từ Trung Quốc, Ấn Độ đến một số đảo của Indonesia.
Mô tả dễ nhận biết về rắn ráo
Chúng ta thường xuyên nghe đến tên của loài rắn ráo nhưng ít ai có thể biết được chúng có nguồn gốc từ đâu. Đặc điểm của giống này có gì khác so với rắn hổ mang hay rắn nước và chúng có độc tố gì không thì cùng tìm hiểu ngay thông tin qua một số điểm dưới đây.
Tìm hiểu chung về rắn ráo là gì?
Rắn ráo tên khoa học là Ptyas Korros, là một loài rắn có nguồn gốc từ Châu Phi chúng thuộc họ rắn nước và phổ biến ở Trung Quốc, Đông Nam Á. Chúng là loài bò sát không chân, không có màng nhĩ và không có mí mắt. Ở Việt Nam, chúng là một loài rắn khá phổ biến, phân bố trên khắp các tỉnh thành và tập trung ở nhiều vùng nông thôn, những nơi có nhiều cây cối, bụi rậm, rừng.
Đặc điểm của rắn ráo
Người ta thường phân biệt rắn ráo qua đặc điểm bên ngoài của chúng. Nhìn chung, chúng đều sở hữu những đặc điểm nổi bật sau:
- Rắn ráo có ngoại hình thon dài từ đầu xuống đuôi, trên thân có nhiều lớp vảy xếp chồng lên nhau theo hàng.
- Tùy theo từng loại rắn mà bụng sẽ có màu vàng hoặc màu trắng.
- Chúng có kích thước nhỏ, chỉ dài từ 1,2 – 1,5m, loài lớn nhất thường dài 1,8m nhưng cũng có thể dài quá 2m nếu chúng sống ở môi trường thuận lợi.
- Rắn có đôi mắt to đen đặc trưng, mắt không có mí.
- Phần vảy trên thân của rắn chỉ có một màu xuyên suốt trên toàn thân của chúng.
- Đuôi rắn có màu ô liu, phần vảy ở phần rìa có màu sẫm hơn, các phần dày nhất của thân có các dải nâu nhạt mờ nhưng sẽ biến mất khi chúng trưởng thành.
- Thức ăn chủ yếu của chúng là chuột, ếch, nhái và các loài động vật có xương sống nhỏ, chúng không ăn đồng loại của mình như các loại rắn khác. Chúng kiếm ăn chủ yếu vào ban ngày và thường bò trên mặt đất, trên cây hoặc trong các bụi rậm.
- Loài rắn này phân bố ở nhiều khu vực chủ yếu là Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á và các đảo ở Indonesia.
- Rắn ráo thường xuyên bị nhầm lẫn với rắn lục Châu Phi – một loại rắn rất độc.
- Màu sắc của con đực rất đa dạng, từ màu đen đến màu xanh xám, còn con cái thường chỉ có màu nâu.
Môi trường sinh thái và tập tính loài rắn là gì?
Giống rắn này đặc biệt có môi trường sống cùng với tập tính sinh hoạt khác với các loài khác, chi tiết cùng tìm hiểu dưới đây:
Môi trường sống của loài rắn như thế nào?
Rắn ráo sống chủ yếu trong các khu rừng, trảng cỏ, bụi rậm, ven các ao hồ, sông suối và có khi sống trong chính những ngôi nhà của con người (trên các cây xanh trong nhà). Chúng có thể sống trên cạn, dưới nước hoặc trên cây nhưng môi trường ưa thích của chúng vẫn là trên mặt đất. Chúng ưa thích sống ở nông thôn hơn ở thành thị, vì nơi đây có đủ điều kiện để chúng sinh trưởng và phát triển.
Hiện nay do tình trạng người dân bắt rắn nhiều để ngâm rượu và làm các loại thuốc nên chúng tập trung sống ở vùng rừng núi, ở đó có môi trường thuận lợi và không bị tác động bởi con người.
Chúng chủ yếu săn mồi vào ban ngày, con mồi ưa thích của chúng là chuột. Chính vì vậy loài rắn này rất có ích với nông dân và giúp nông dân tiêu diệt loài gặm nhấm phá hoại mùa màng này.
Tập tính và thói quen
Rắn ráo có thời gian sinh sản giao động từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Khi đến mùa sinh sản, các con đực sẽ đi tìm con cái để tiến hành giao phối. Rắn đực có hai hành, nhưng khi giao phối rắn đực chỉ sử dụng một dương hành. Con đực thường giao phối với nhiều con cái nhưng một con cái lại chỉ giao phối với một con đực.
Thời gian giao phối rất lâu, khoảng một đến hai giờ, sau khi giao phối tinh trùng con đực phun ra có thể giúp con cái đẻ trong cả năm mà không cần thụ tinh lại. Con cái thường đẻ trứng trong các đống là khô, sạch, không ẩm ướt hoặc trong tổ của các loài động vật khác nhằm đảm bảo nhiệt độ ổn định giúp trứng của chúng có thể nở đúng ngày. Một năm rắn sẽ đẻ 4 lứa.
Rắn có tập tính là lột xác để tăng trưởng. Chúng sẽ lột xác sau khoảng 25 – 90 ngày một lần tùy theo độ tuổi, kích cỡ, thời gian ngủ đông, trạng thái sức khỏe, môi trường sống. Chúng sẽ bỏ ăn trước khi lột da khoảng 7 ngày, lúc này da của chúng kém tươi, mắt sẽ chuyển sang trạng thái mù tạm thời và trở lại bình thường sau khi lột da.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết nơi rắn sống dựa vào da rắn để lại sau khi lột. Nếu bạn là chủ trang trại nuôi rắn, bạn có thể dựa vào màu sắc da rắn lột để biết được tình trạng sức khỏe của rắn.
Những loại rắn ráo khác nhau có trong loài
Rắn ráo có nhiều loại khác nhau, người ta thường phân biệt các loại chúng dựa vào màu da và hình dạng của chúng. Nếu không phải là một người có chuyên môn về rắn thì bạn chỉ có thể nhận biết được rắn xanh – vì đây là loại rắn nổi bật nhất với màu xanh lá rực rỡ đặc trưng. Căn cứ vào màu sắc trên lưng và trên bụng thì rắn được chia thành các loại sau:
Rắn ráo bụng vàng
Đúng như tên gọi của mình, rắn ráo vàng có phần bụng màu vàng nghệ hoặc vàng nhạt, là loài dễ thấy nhất trong các loại rắn này. Đặc điểm nhận biết của loài rắn này ngoài phần bụng vàng thì còn có phần lưng màu nâu đen, vảy rắn xếp hình chữ X màu đen. Rắn thường dài từ 1,5 – 1,8m.
Rắn ráo đen bụng trắng
Cũng giống như các loài rắn ráo khác, đây là loài có kích thước không lớn lắm, khoảng 1,3m với đặc điểm nhận dạng là mắt to, người thuôn dài từ đầu đến đuôi. Rắn có màu đen, trên lưng ánh lên màu tím ánh xanh ngọc, bụng có màu trắng đục chứ không vàng như rắn bụng vàng.
Rắn ráo xanh
Loài rắn này rất nổi bật bởi ngoại hình ấn tượng và lộng lẫy của mình. Toàn thân chúng được bao bọc bởi một màu xanh lục đặc trưng và đậm dần về đuôi. Chúng có thể dễ bị phát hiện cả khi đang ẩn nấp. Rắn trưởng thành có kích thước dài từ 1 – 1,3m. Chúng thường sống tại nơi có các loài cây như hoa thiên lý hay chanh leo và lẫn vào trong màu sắc của các tán lá.
Rắn ráo hoa (bông)
Đây là loại rắn ráo hiếm gặp nhất trong các cá thể rắn ráo. Chúng có chiều dài thông thường là 2m và có thể dài lên đến 4m như một con rắn hổ mang chúa. Đặc điểm nhận dạng của rắn bông là những đường hoa văn trên cơ thể tạo thành các khoanh tròn như những bông hoa. Trên thân có hình caro đặc biệt màu đen kem, càng về đuôi thì các hoa văn được thay đổi chỉ còn các đốm nhạt rải rác. Bụng rắn màu trắng đục.
Rắn ráo trâu có nhiều đặc điểm thú vị
Là loài rắn dài khoảng 2m, đầu chúng thuôn dài để phân biệt với cổ, lưng màu xám nâu từ nửa thân sau đến đuôi, có nhiều vảy đen trên thân. Chúng sống trên cạn nhưng có thẻ bò, leo cây và bơi dưới nước. Thức ăn của chúng là cóc, nhái, thằn lằn và chủ yếu là chuột.
Liệu rắn ráo có độc hay không ?
Thông thường thì các loài rắn ráo đều không có độc. Các vết cắn của chúng không gây chết người mà chỉ khiến người bị cắn nhiễm trùng nhẹ. Chúng không chỉ có tác dụng về mặt y học mà còn giúp người nông dân tiêu diệt loài chuột gây hại.
Tuy nhiên, vẫn còn một số loại có độc, hiện nay trên thế giới loại này trở nên ít và hiếm hơn. Cách phân biệt loại rắn ráo có độc hay không độc rất khó, chỉ những người có chuyên môn cao về rắn mới có thể phân biệt được. Khi bị rắn độc cắn chúng ta sẽ không cảm thấy đau lắm nhưng sẽ xuất hiện cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, huyết áp thấp, khó thở, hôn mê.
Tuy không gây tử vong do nọc độc của rắn phát tác lâu đủ để bạn có thời gian sơ cứu, loại bỏ tác dụng của độc. Vì vậy khi thấy rắn ráo không nên chủ quan, không nên sử dụng tay không để bắt rắn và tốt nhất là không để bị rắn cắn tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Vòng đời của một cá thể rắn ráo như thế nào?
Rắn cái chỉ giao phối một vài lần trong đời, thời gian giao phối khoảng 1 đến vài tiếng. Sau khi giao phối, tinh trùng nằm trong ống dẫn trứng của rắn cái có thể được sử dụng để sinh đẻ trong nhiều năm.
Rắn ráo sẽ đẻ từ 10 – 20 quả trứng trong một lần sinh. Chúng sẽ chọn những nơi ấm áp, không ẩm ướt để đẻ trứng như trong đống lá hoặc hốc cây. Sau khoảng 3 – 5 tháng, trứng sẽ nở ra các con rắn con. Không phải tất cả các quả trứng sẽ được nở ra cùng một lúc.
Những con rắn ráo con mới nở sẽ có màu xám với các đốm nhỏ và thường không dễ phân biệt. Chúng sẽ hoàn thiện màu sắc sau khi trưởng thành, lúc này có thể dễ dàng phân biệt chúng dựa vào màu sắc trên cơ thể và trên bụng.
Rắn ráo có tuổi thọ trung bình từ 10 – 20 năm với điều kiện môi trường lý tưởng và có đầy đủ nguồn thức ăn. Tuy nhiên hiện nay tình trạng rắn bị săn bắt ngày càng phổ biến khiến tuổi thọ của rắn ráo bị giảm sút một cách đáng kể.
Kết luận
Rắn ráo thật sự không có độc, chúng là một loài thân thiện với con người và có thể nuôi để làm cảnh. Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ trên, bạn sẽ có thể hiểu hơn về loài rắn, về đặc điểm, phân loại các loại rắn, môi trường sống và vòng đời của chúng.