Bò biển Dugong hay ở Việt Nam gọi là cá cúi, loài sinh vật biển khổng lồ ăn chay, có quan hệ họ hàng với lợn biển. Cả hai đều có quan hệ họ hàng với loài voi, mặc dù chúng với loài động vật khổng lồ trên cạn này hoàn toàn không giống nhau về ngoại hình hay hành vi. Tuy nhiên có những trường hợp bò biển chết thời gian gần đây đang báo động mạnh mẽ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài chia sẻ này nhé!
Bò biển chết gần khu vực Phú Quốc
Ngày 23-10, các cán bộ Việt Sinh thái học miền Nam đã đến tìm hiểu về cái chết của con Dugong dugong (tên địa phương còn gọi là Cá cúi, Dugong hay bò biển). Hình ảnh xác con Dugong chụp lúc 9g40 ngày 23-10-2014 – tại Khu bảo tồn Cỏ Biển (Phú Quốc, Kiên Giang). Xác bò biển được ngư dân tìm thấy ngay trong Khu bảo tồn Cỏ Biển thuộc Khu bảo tồn biển Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) trước đó.
Có thể bạn quan tâm:
- Kêu gọi cộng đồng cùng nhau chung tay bảo vệ loài bò biển
- Những con bò biển sống ở đâu? Giải đáp thắc mắc bạn đọc
- Những lý do số lượng bò biển đang bị giảm là vì sao?
Theo những người dân đánh cá tại khu vực trên cho biết xác con bò biển này đã nổi lên từ mấy ngày nay và đang bị phân hủy. Trên mình còn bò biển còn có một sợi dây cước lớn quấn ngang qua cổ. Bước đầu, theo đánh giá của các chuyên gia có thể con bò biển chết là do bị mắc lưới.
Tại Việt Nam, người ta tìm thấy bò biển ở vùng biển Côn Đảo và Phú Quốc. Những từ năm 1990 đến nay số lượng loài bò biển bị suy giảm nhanh chóng do môi trường thay đổi và bị săn bắt. Số lượng cá thể bò biển ở Côn Đảo ước tính chỉ còn đếm trên bàn tay. Riêng ở Phú Quốc thì có thể còn trên dưới 100 con. Trong khoảng 10 năm gần đây việc bảo tồn loài bò biển được chính phủ Việt Nam và các tổ chức bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học thế giới quan tâm đặc biệt và nghiêm cấm săn bắt.
Nhưng trên thực tế bò biển vẫn bị đe dọa nghiêm trọng và đang bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng do nạn săn bắn ngày càng nhiều hơn vì thịt của chúng được coi là món ăn sành điệu và sang trọng nhất cho những nhóm người giàu có. Vụ việc về cái chết của con bò biển đã được các chuyên gia của Viện Sinh thái học miền Nam báo ngay về cơ quan chức năng để tìm hướng xử lý.
Bò biển chết hàng loạt ở Thái Lan
Theo Kongkiat Kittiwatanawong, giám đốc Trung tâm Sinh học biển Phuket, con bò biển ở Krabi bị trôi ra giữa đảo Koh Pu và Koh Phi Phi. Trong khi, con còn lại dạt vào bờ trên bãi biển Hat Samran, quận Hat Samran, tỉnh Trang. Theo Bangkok Post, con bò biển dạt vào Krabi là một con đực dài 2,3 m và nặng khoảng 400 kg. Người đứng đầu Công viên quốc gia Hat Noppharat Thara-Phi Phi ở Krabi, Woraphot Lomlin, cho biết con bò biển đã được chuyển đến Đại học Công nghệ Rajamangala Srivijaya của tỉnh Trang để khám nghiệm tử thi. Con bò biển ở biển Krabi là con bò biển thứ 4, và con ở biển Trang là con thứ 5 bị chết trong vòng 4 tháng qua.
Phó Trưởng khoa Thủy sản của Đại học Kasetsart nói rằng những con bò biển có thể đã bị săn bắt để lấy nanh. Nanh của chúng giống như ngà voi, để chế tạo bùa hộ mệnh Talismans. Trước đó, cuộc giải cứu hai con bò biển sơ sinh lạc mẹ có tên Mariam và Yamil ở nước này đã làm say đắm công chúng vì sự dễ thương của chúng. Thậm chí, Thái Lan đã mở kênh truyền hình riêng chỉ để phát đi hình ảnh quá trình chăm sóc những con bò biển này. Mariam và Yamil đang được chăm sóc bởi Bộ Tài nguyên Biển và Bờ biển Thái Lan. Hai con bò biển được phát hiện đã chết hôm 14/7, một con ở ngoài khơi bờ biển Krabi và con còn lại ở biển Trang, đưa số bò biển bị chết ở nước này lên 5 con trong vòng 4 tháng.
Có thể bạn quan tâm:
- Hổ Bengal – Những gì bạn cần biết về loài hổ siêu quý hiếm
- Con cầy – Tìm hiểu chi tiết về các loài cầy tại Việt Nam
Loài Dugong còn gọi là bò biển, cá cúi (Dugong dugon), biệt danh là nàng tiên cá, là loài động vật có vú lớn sống ở biển. Do di chuyển chậm chạp và thân hình to lớn, loài này thường dễ bị mắc vào lưới đánh cá của ngư dân. Theo ông Thon Thamrongnawasawat, Phó trưởng khoa Nghề cá tại đại học Kasetsart, bò biển thường bị săn bắt trái phép để lấy ngà và làm bùa.
Bò biển cũng bị săn bắt ráo riết lấy thịt, da làm thức ăn và răng làm thuốc chữa bệnh hoặc đồ trang sức. Sách đỏ thế giới (IUCN) xếp bò biển vào loài nguy cấp. Bò biển có thể nổi lên mặt biển những đêm trăng và phát ra những âm điệu du dương, chính đặc điểm này đã hình thành nên biệt danh “nàng tiên cá”. Hãy bảo tồn chúng ngay bây giờ!