Cá chìa vôi được coi là loài hải sản quý của vùng biển miền Trung và khu Châu Á bởi chúng chỉ sống ở một số nước Châu Á. Với rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, loài cá này được mọi người rất ưa chuộng. Cùng tìm hiểu thêm về loài cá này với những đặc tính nổi bật của chúng qua bài viết sau.
Thông tin chung về loài cá chìa vôi
Đối với loài cá này có rất nhiều thông tin cho bạn tìm hiểu cũng như tham khảo, loài cá cũng sở hữu những đặc điểm vô cùng nổi bật, cụ thể được trình bày trong bài viết sau đây:
Đặc điểm chung
Cá chìa vôi đỏ (Pipefish) thuộc họ cá Syngnathidae, cùng họ với hơn 47 loài cá ngựa cho nên, giữa chúng và cá ngựa có nhiều điểm tương đồng về ngoại hình. Chúng có hình dáng thuôn dài lên tới 20cm với nhiều đặc điểm thú vị. Cái tên của loài cá này được bắt nguồn do cấu tạo hàm của chúng có hình dáng giống dụng cụ chìa vôi quệt vôi lên miếng trầu.
Kích thước mõm cá chìa vôi là siêu dài, gần bằng một nửa thân hay gọi là cá chìa vôi đỏ. Mình cá dài, thuôn dài với phần đuôi ngắn, ở giữa có một phần đuôi dài như cọng râu cá. Cá bơi rất chậm chập. Do cấu trúc và hình dàng mà chìa vôi đỏ còn được gọi là “hải long” sang trọng.
Nơi sống
Chìa vôi đỏ thường sống ở các rạn san hô, mồm của chúng cắm xuống lớp cát dưới biển. Với cấu tạo mồm đặc biệt, dài và nhọn nhỏ nên chìa vôi chỉ ăn được những sinh vật phù du kích thước nhỏ, hoặc rong rêu để sống. Thịt cá có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Vitamin B6, canxi, kali, sắt, đạm, … và đặc biệt là omega 3 dồi dào.
Việc này giúp tăng hồng cầu và hệ miễn nhiễm cho cơ thể, tăng khả năng tuần hoàn máu. Cá chìa vôi có hương vị rất ngọt, thơm và săn chắc. Chính vì bổ dưỡng, thơm ngon mà việc đánh bắt của cá ngư dân ngày càng nhiều khiến chúng giảm nhanh về số lượng trong tự nhiên.
Cách để nhận biết loài cá chìa vôi
Cá chìa vôi có miệng và phần đầu khá giống với cá ngựa. Miệng của chìa vôi nhỏ, hẹp và không có răng; trên miệng có khoảng trống nhỏ giúp chúng hút được các loài giáp xác nhỏ để làm thức ăn. Tuy nhiên, chúng cũng có những điểm khác biệt nổi bật so với cá ngựa.
Chìa vôi có thân hình thẳng và thon, có khả năng ngụy trang tốt và ẩn dưới lớp cỏ biển để tránh kẻ thù. Cơ thể chìa vôi khá dài và cứng, khi chạm vào bạn sẽ cảm nhận được lớp vỏ giáp bọc xung quanh thân cá nhằm bảo vệ chúng thoát khỏi những kẻ săn mồi.
Cá chìa vôi bơi rất chậm vì cơ thể chúng chỉ có một vây lưng nhỏ, nên chúng chủ yếu bơi ở nơi có dòng nước chảy nhẹ. Chúng cũng ưa nghỉ ngơi hơn là hoạt động. Chìa vôi rất đa dạng về màu sắc như tím, xanh đen, cam, đỏ, nâu… với hơn 200 loài khác nhau. Nhiều loài còn có thể thay đổi màu sắc trên cơ thể để thích nghi tốt hơn với môi trường sống xung quanh.
Tính cách và hành vi của cá chìa vôi
Trong quá trình nuôi, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp thấy chúng bơi qua các đám cỏ phía dưới đáy bể theo kiểu con rắn thì đó chính là lúc chúng tìm kiếm thức ăn. Nếu trong bể cá bạn trồng bất kỳ cây thẳng nào, thì chúng sẽ bắt chước tạo dáng thẳng đứng giống cái cây để thích nghi, ngụy trang trong môi trường sống và sẽ cúi đầu xuống khi chúng bắt con mồi.
Khi thấy con mồi ngay phía trước, cá chìa vôi đỏ sẽ di chuyển rất nhanh như một viên đạn nằm ngang đang tiến về đích để tóm lấy con mồi. Chìa vôi đỏ cũng hay sống theo bầy đàn hơn là sống riêng lẻ.
Môi trường sống thuận lợi cho cá chìa vôi
Cá này không phải ở môi trường nào cũng có thể hoạt động cũng như phát triển tốt, cụ thể như sau:
Môi trường sống tự nhiên
Đa số cá chìa vôi đỏ thường sống ở vùng nước mặn nhiệt đới và cận nhiệt đới trong các đầm phá, các rạn san hô hoặc là bụ cỏ biển. Chúng sử dụng các rạn san hô và cỏ biển để ngụy trang nhằm bảo vệ bản thân thoát khỏi nguy hiểm cũng như để ẩn nấp, săn bắt và quan sát con mồi một cách dễ dàng trong tầm ngắm của chúng.
Ngoài ra, có một vài loài cá chìa vôi có thể sống trong môi trường nước ngọt nhưng rất hiếm. Do khả năng bơi chậm và yếu, không ưa hoạt động, chúng sống ở nơi có dòng nước chảy nhẹ và chậm.
Môi trường sống trong bể nuôi
Nếu bạn muốn nuôi cá trong bể thì bạn cần tạo một bể nước mặn có nhiều đá, san hô và cỏ giúp chúng dễ dàng ngụy trang, ẩn nấp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bố trí thêm nhiều hang động với nhiều màu sắc để chúng trú ẩn và tạo môi trường tự nhiên quen thuộc với chúng.
Cá chìa vôi thích hợp sống theo cặp hoặc bầy đàn, đồng thời bạn cũng có thể đan xen thêm một vài con cá ngựa. Nhiệt độ trong nước nên duy trì ở mức 25 – 25 độ C, cân bằng độ pH của nước từ 8.1 – 8.4, với độ cứng cacbonat là 8-12, trọng lượng riêng từ 1,020 – 1,025 để việc nuôi được thuận tiện, dễ dàng hơn. Ngoài ra bể cá nên được để ở những nơi đủ sáng cùng một vài tiêu chuẩn khác.
Cách chăm sóc cá chìa vôi hiệu quả
Cá chìa vôi đỏ có yêu cầu chăm sóc rất cẩn thận, kỹ lưỡng vì vậy, phải những người có kinh nghiệm mới có thể nuôi được loại cá này. Không chỉ từ môi trường sống cần những tiêu chuẩn khắt khe mà thức ăn cũng như quá trình cho ăn cũng cần được quan tâm đặc biệt.
Thả cá chìa vôi vào bể đúng cách
Quá trình làm quen và thích nghi ban đầu của cá chìa vôi trong bể cá diễn ra khá khó khăn vì vậy bạn cần mang cá về nhà và thả xuống bể càng sớm càng tốt. Điều này sẽ làm giảm căng thẳng cho cá và giúp chúng nhanh chóng thích nghi với môi trường hơn. Màu sắc của cá sẽ mờ đi chút khi thả vào bể nhưng sau một thời gian, cá sẽ trở về màu sắc ban đầu. Các bước thả cá bạn tham khảo thêm:
- Giảm độ sáng, tắt đèn trong bể trước khi thả cá vào bể. Trong bể cũng cần chứa nhiều đá, rong biển, san hô để tạo môi trường gần gũi, giống thiên nhiên.
- Đặt nổi túi cá đã mở trên mặt bể để cá có thời gian thích nghi với nhiệt độ trong bể. Sau 15 – 20 phút, mở túi và cho thêm lượng nước bằng lượng nước có trong túi. Lúc này túi cá có lượng nước gấp đôi 1 nửa là nước cũ và 1 nửa là nước trong bể giúp cá thích nghi với độ pH và môi trường mới.
- Sau 15 – 20 phút, cho cá vào bể bằng cách dùng vợt xúc cá nhẹ nhàng từ trong túi cho vào bể. Nên theo dõi và quan sát kỹ cá trong thời gian đầu.
Quá trình làm quen và thích nghi ban đầu của chúng ở trong bể cá diễn ra khá khó khăn tuy nhiên, loài cá này cũng rất kiên cường, phát triển tốt trong các môi trường bể cá khác nhau.
Các dấu hiệu nhiễm trùng ở cá
Khi nuôi trong bể cá, bạn cần để ý tới đến các dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra trên loài cá này. Nếu thấy các vết vẩn đục ở trên vây, da hay mắt cá, chúng thở quá nhanh thì điều này cho thấy chúng đang gặp vấn đề sức khỏe hoặc bị nhiễm trùng vi khuẩn.
Chìa vôi đỏ kiếm ăn theo trực quan nên cần đảo bảo ánh sáng đủ tốt giúp chúng dễ dàng trong việc tìm thức ăn. Chúng bơi chậm, không giỏi tranh giành thức ăn với các loài khác nên chúng hay được nuôi cùng với cá ngựa để tránh bị chết đói.
Thức ăn của cá
Trong quá trình nuôi, bạn nên cung cấp cho chúng các loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Để tốt cho cá, bạn nên chọn các loại thức ăn từ môi trường biển, giàu axit béo không bão hòa. Một số loại thức ăn bạn có thể sử dụng như: Tôm ngâm nước muối, các loài động vật giáp xác,các loại tôm đỏ, ấu trùng, ấu trùng tôm Mysis….
Ngoài ra, bạn có thể cho chúng ăn các thực phẩm đông lạnh. Nếu cá chìa vôi không thích ăn thực phẩm đông lạnh, bạn nên chọn những loại thức ăn nhỏ vụn phù hợp với kích thước của miệng chúng. Các loại ấu trùng tôm đông lạnh và thịt tôm đông lạnh sẽ rất phù hợp khi sử dụng nhé.
Chế độ ăn theo nhiều bữa
Chúng là loài ăn thịt, ăn các loài giáp xác nhỏ và các sinh vật phù du như tôm nhỏ, cá nhỏ, giun và côn trùng. Chúng hoạt động rất tốt trong việc chui vào các hang động, ngóc ngách trong bể cá do hình dạng cơ thể thuôn dài và mảnh khảnh.
Tuy nhiên loài cá này có hệ tiêu hóa khá nhỏ, mau đói nên bạn chỉ cần cho một lượng ít thức ăn và chia thành nhiều bữa trong ngày là được. Trong bể cũng nên để nhiều đá, tảo biển sống tạo môi trường thân thiện, gần gũi như trong tự nhiên.
Các loài cá có thể nuôi chung
Cá chìa vôi nên được nuôi cùng với đồng loại của mình hoặc với cá ngựa là phù hợp nhất, hạn chế nuôi chung với các loài cá khác. Nếu bạn muốn nuôi chìa vôi cùng với các loài cá khác, hãy đảm bảo việc tranh giành thức ăn giữa các loài cá ít xảy ra vì loài cá này bơi chậm, khó cạnh tranh giành thức ăn dẫn tới bị chết đói.
Tránh nuôi chung cùng các loài cá hung dữ và sống phân chia lãnh thổ. Hãy nuôi chúng với các loài cá hiền hơn như cá hề, cá nóc, nghêu. Cũng như tùy vào đặc tính từng loài chìa vôi mà bạn có thể nuôi chúng theo cặp hay một mình.
Kết luận
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về loài cá chìa vôi này cũng như biết cách chăm sóc, nuôi tốt cho chúng. Dù nuôi bất kỳ loài cá nào, bạn cũng nên tìm hiểu và nghiên cứu kỹ để đảm bảo quá trình nuôi được tốt nhất nhé.