Miền tây vốn là một vùng đất nổi tiếng với nhiều đặc sản ngon với cá mà không đâu phải nơi đâu cũng tìm được. Trong đó có một loài cá quý hiếm chỉ có thể tìm thấy tại miền Tây. Đó là cá cóc. Từ một loại cá bình dân này có thể chỉ biến ra nhiều món ăn ngon, nổi tiếng, là đặc sản của vùng. Hiện nay có rất nhiều nhà nuôi loài cá này tuy nhiên không phải ai cũng nắm được các kỹ thuật để nuôi cá.
Đặc điểm của cá cóc
Chắc hẳn mọi người đều thắc mắc về nguồn gốc và đặc điểm của loài cá này. Dưới đây là những thông tin cụ thể về các đặc điểm của cá cóc.
Nguồn gốc và nơi sinh sống
Cá cóc hay còn gọi là cá cóc sông có nguồn gốc từ Thái Lan, là một loài cá thuộc dòng họ cá chép. Đây là một trong số ít các loài thủy sản được bắt nguồn từ vùng sông mekong. Loài cá này cũng đã xuất hiện tại Việt Nam và nó thường sống tại những nơi có xoáy nước sâu, các bến phà và gốc cây tại các dòng sông Hậu, sông Tiền.
Loài cá này thường được tìm thấy ở các tỉnh thuộc miền tây như Bến Tre, Vĩnh Long. Tại đây nó là một nguyên liệu quen thuộc để chế biến rất nhiều món ăn ngon, nhiều món đặc sản của vùng.
Đặc điểm của cá cóc
Thoạt nhìn cá cóc có hình dáng khá tương tự với cá chép vây đỏ. Loại cá này có kích thước khá lớn, trung bình thường nặng 5kg một con. Và có nhiều con có thể nặng tới 10kg. Tuy nhiên, hiện nay do tình trạng săn bắt nhiều nên số lượng cá lớn khá hiếm. Thông thường mọi người chỉ bắt gặp các con cá cóc nặng tầm 2-3,5kg.
Đây là loại cá có hình thoi dài. Loại cá này rất được yêu thích bởi vì thịt cá thơm ngon và ít xương dăm. Tuy nhiên, nó có một bộ vảy khá là bén và nhọn nên khi bị dính lưới, cá có thể quẫy mạnh và sử dụng bộ vảy của mình để làm rách lưới. Chính vì thế, để bắt loài cá này khá khó khăn.
Loài cá này được chia làm một cá cóc trắng và cá cóc nghệ. Các ốc trắng phổ biến và dễ sắn bắt hơn. Còn cá cóc nghệ thường hiếm hơn, chúng có da màu vàng óng ánh, thịt cá cũng phớt màu vàng nhạt. Để so với độ ngon ngọt thì cá cóc nghệ ngọt và chắc thịt hơn.
Môi trường lý tưởng của cá để sinh sản
Cá cóc thường sinh sản nhiều vào mùa nắng hơn mùa mưa. Khi mùa nắng thì những con nước lớn đứng từng đàn cá xe đổ xô về những vùng nước sâu chảy xiết để tìm thức ăn. Đặc biệt là tại những khu vực đỗ bến phàn, đây thường là nơi chui rúc và sinh sống của chúng. Đến mùa lũ, đàn cá thường ngược dòng về sông tiền, sông hậu để tìm thức ăn.
Đây là một loài cá có tốc độ tăng trưởng khá chậm mà hiện nay được khai thác, săn bắt nhiều. Chính vì thế hoạt động nuôi cá cóc đang ngày càng phổ biến. Khi nuôi cá thì môi trường lý tưởng để cá sinh sản là trong ao và làm bè với nhiều loại cá khác. Sau khi được thuần dưỡng, loài cá này thường được nuôi với các loại như: cá he, rô phi, cá tra,…
Theo các nghiên cứu cho thấy, nghề nuôi cá cóc ngày càng phát triển. Và đây là một trong những loài có thể nuôi tại đăng quầng, bè, ao. Giống cá này đang ngày càng cạn kiệt nên rất khuyến khích mọi người nuôi để giữ gìn nguồn gen của loài.
Hiện trạng của cá cóc
Như đã đề cập ở trên thì cá cóc đang trở thành một loài quý hiếm trên sông tiền và sông hậu đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng do săn bắt kém khoa học. Vốn dĩ đây là một loài cá rất phổ biến tại các khu vực tỉnh miền Tây.
Mỗi khi săn bắt các ngư dân thường bắt gặp những con cá cóc nặng 5-10kg. Tuy nhiên, hiện nay những con cá như vậy vô cùng hiếm. Hiện nay cho thấy, không có con nào nặng quá 20kg, thường chỉ nặng khoảng 2-3,5kg đã bị săn bắt và khai thác.
Hiện nay, thợ săn có 2 cách để bắt được loài cá này là giăng câu và thả lưới. Tuy nhiên, do việc khai thác không khoa học, không có các chính sách để nuôi trồng, nhân giống nên loài cá này đang bị cạn kiệt và đứng trước nguy cơ báo động.
Đặc biệt là giống cá cóc Tam Đảo. Đây là một giống cá có ở sẽ núi Tam Đảo thuộc phạm vi của các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, do khai thác bừa bãi, môi trường sinh thái nước đang bị ô nhiễm, suy thoái nên loài cá này không phát triển được và đang liệt vào danh sách đỏ, trở thành một trong những loài đứng trước nguy tuyệt chủng.
Bởi vì đây là một loài cá có hương vị ngon và nhu cầu thưởng thức của khách hàng ngày càng cao nên xuất hiện rất nhiều các loại cá cóc kém chất lượng. Mọi người thường gọi chung là cá cóc nhưng chất lượng thịt không được ngon ngọt, chắc thịt như ban đầu.
Đặc điểm sinh sản của cá cóc
Cá cóc là một loài có đặc tính di cư và đẻ tại những vùng ngập nước, có mùa nước lớn. Người ta có thể phân biệt được con đực và con cái khi cá đã trưởng thành. Thông thường các cái sẽ có bụng to hơn do buồng trứng phát triển, còn cá được có tinh dịch chảy ra ở phần lườn bụng khi được vuốt nhẹ.
Buồng trứng sẽ chia thành nhiều giai đoạn. Thông thường vào tháng 2, 3, kích thước buồng trứng còn nhỏ chỉ khoảng 0,3-0,5mm một quả trứng. Giai đoạn này, buồng trứng được xếp vào vào giai đoạn II. Đến giai đoạn III là vào khoảng tháng 4, tháng 5. Lúc này, kích thước bồn kích thước trứng đạt khoảng 0,6mm. Và trứng sẽ đạt kích thước tối đa vào giai đoạn IV, một quả trứng có thể to tới 0,9-1mm.
Còn đối với cá đực thì hệ số thành thục cao nhất đạt khoảng 0,3-0,4%. Sức sinh sản tuyệt đối của một con cá cái nặng 2,7kg, dài 61,5cm là 149.980. Loài cá này sẽ sinh sản theo hình thức bán trôi nổi. Sau khi thụ tinh thì kích thước trứng có thể lên tới 2mm.
Đối với những phôi phát triển bình thường thì khoảng thời gian từ khi thụ tinh tới khi cá nở là 14 tiếng rưỡi. Phôi sẽ phát triển tốt nhất trong nhiệt độ khoảng 29 độ c.
Kỹ thuật nuôi cá cóc
Các ốc là một loài cá khá khó nuôi, chúng yêu cầu nhiều điều kiện về nhiệt độ và các yếu tố khác về nước để sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Hiện nay, nhiều người đổ xô đi nuôi cá cóc tuy nhiên không thành công do sai kỹ thuật. Dưới đây là một vài kỹ thuật đơn giản để giúp việc nuôi cá được thành công.
Yêu cầu về ao nuôi
Ao nuôi cá thường có diện tích rộng khoảng 500m2 trở lên. Ao phải có hệ thống cấp thoát nước để dễ dàng thay nước. Các hệ thống cống ao cần được chắn lưới bảo vệ để cá không thoát ra ngoài và không bị chịu tác động của các loại cá khác từ bên ngoài.
Cụ thể, độ nước thường phải sâu từ 1,5-2m. Nhiệt độ nước ao luôn phải giữ trong khoảng 26-30 độ C. Độ pH thích hợp nhất khoảng 7-8 độ, hàm lượng oxi trên 2mg một lít. Đây đều là những yêu cầu khắt khe về nhiệt độ, nước và độ PH. Để cá sinh sôi phát triển bình thường cho ra năng suất, hiệu quả thì người chăn nuôi cần phải tuân theo những yêu cầu nghiêm ngặt này.
Trước khi nuôi cá cần phải tát ao, vệ sinh ao, vét bùn và các chất thải bẩn. Mọi người cần phơi đáy ao một khoảng thời gian bằng cách rải vôi bột vào đáy và bờ ao để ngăn chặn các mầm bệnh nguy hại. 2 bên bờ phải dọn sạch cỏ và lấp hết các hang ổ của rắn rết, chuột. Sau một vài ngày phơi đáy ao thì bơm nước vào ao và nước phải được lọc qua lưới chắn để ngăn chặn rác thải.
Cách quản lý, chăm sóc
Trong quá trình nuôi cá, mọi người có thể sử dụng 2 loại thức ăn lạ, thức ăn tự chế biến và thức ăn công nghiệp. Trong trường hợp nuôi cá bằng thức ăn tự chế biến thì nguyên liệu cần được cân đo đong đếm theo các yêu cầu sau:
Các nguyên liệu cần được xay nhuyễn nấu chín và để nguội trước khi đưa xuống cho cá ăn. Để cá ăn dễ dàng hơn thì mọi người nên thiết kế sàn ăn có kích thước dài 3-4m. Với những chiếc áo rộng 500m vuông thì nên đặt từ 3- 4 sàn để cá dễ dàng hơn trong việc lấy đồ ăn. Khối lượng thức ăn được tính bằng 4-5% khối lượng của cá. Mỗi ngày chỉ nên cho ăn một lần.
Trong trường hợp người chăn nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi cá. Mọi người nên chọn những loại thức ăn có hàm lượng đạm chứa 20 đến 30%. Thông thường, thức ăn công nghiệp được chế được chế biến thành viên và khi cá còn nhỏ chưa thể ăn những phần ăn kích thước lớn. Với những trường hợp như vậy nên ưu tiên sử dụng thức ăn có kích thước nhỏ, phù hợp với miệng cá và hàm lượng đạm phải cao hơn thông thường.
Từ tháng thứ tư trở đi thì kích thước thức ăn có thể lớn hơn, hàm lượng đạm trong thức ăn cũng có thể giảm xuống 25 %. Công nghiệp thì khẩu phần ăn chỉ nên chiếm 2-2,5% trọng lượng cá và mọi người nên cho cá ăn 2 lần một ngày. Để cá có thể hấp thụ hiệu quả nhanh các chất dinh dưỡng thì nên cho ăn vào buổi sáng và buổi chiều.
Phòng bệnh
Nuôi cá có thể phát sinh rất nhiều các loại bệnh nên cần phải khử trùng ao thường xuyên. Mọi người có thể khử trùng ao bằng các chế phẩm vi sinh hoặc formalin pha loãng, hàm lượng cần tuân theo đúng chỉ dẫn trên bao bì. Tuyệt đối không được sử dụng các hóa chất bị cấm trong quyết định của bộ thủy sản để làm sạch ao.
Thông thường cá cóc sau khi nuôi từ 1 năm tới 15 tháng là có thể thu hoạch. Yêu cầu khi thu hoạch thì phải thu đồng loạt và trong khoảng thời gian ngắn. Với những con cá chưa đủ kích cỡ có thể nuôi tiếp cho vụ sau. Sau mỗi lần thu hoạch phải tát cạn ao và vệ sinh lại ao.
Tổng kết
Như vậy cá cóc là một loài cá phổ biến tại những vùng thuộc sông Tiền, sông Hậu tuy nhiên nó đang bị suy thoái nặng nề. Chúng ta cần chung tay nhân giống để bảo vệ loài cá này. Bài viết đã cung cấp những thông tin và lưu ý những kỹ thuật khi nuôi cá.