Cá mặt quỷ là loài cá có thân hình xấu xí, cơ thể có nọc độc nhưng lại có giá trị cao về ẩm thực. Chắc hẳn, rất nhiều người sẽ tò mò về hình dáng và đặc tính của loài sinh vật này. Hãy tiếp tục kéo xuống dưới để tìm hiểu chi tiết nhé.
Cá mặt quỷ ăn gì?
Thức ăn chủ yếu của cá là các loại cá nhỏ, tôm, mực, các sinh vật phù du sinh sống ở tầng đáy. Trong trường hợp lượng thức ăn khan hiếm cá có thể tấn công rắn hoặc những loài vật kích thước lớn hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh sản cá mặt quỷ
- Cá mặt quỷ hấp Hồng Kông quá ngon không thể cưỡng lãi
- Tìm hiểu ăn cá mặt quỷ có độc hay không? Giải đáp nhanh
Cá mặt quỷ trước đây thường không phổ biến vì vây và da có độc, hình thù xấu xí lại khó chế biến nên rất kén khách. Thế nhưng đây lại là món ăn rất tốt cho tim mạch. Không chỉ được yêu thích ở Việt Nam, cá mặt quỷ còn là thứ hải sản được ưa chuộng ở Trung Quốc, đặc biệt là khu vực Quảng Tây.
Ở nước Trung Quốc, loài cá này còn có tên gọi là “Thạch Đầu Ngư” (cá đá). Chúng sinh sống tại những vùng nước sạch, thịt thơm ngon và rất thanh. Đây cũng là loài cá dễ bắt, chỉ cần quăng lưới là sẽ có 1-2 con “tự động chui vào rọ”.
Phần đầu của cá mặt quỷ lớn hơn nhiều so với phần thân, loài cá này xuất hiện rất phổ biến, chúng thường sống trong các rãnh nước, khe sông, suối. Ngày ấy, cá mặt quỷ thường được người dân nông thôn Trung Quốc dùng làm thức ăn cho… gà vịt. Còn ở thời điểm hiện tại, cá mặt quỷ đã trở thành 1 món ăn vô cùng xa xỉ.
Cá mặt quỷ sống ở đâu?
Loài cá này sinh sống chủ yếu trong những vùng nước nông dọc bờ biển. Vẻ bề ngoài trông như những tảng đá sẽ giúp cá ngụy trang và sinh sống tốt trên môi trường cạn khoảng vài ngày.
Tại Việt Nam, chúng được tìm thấy nhiều tại cá vùng biển duyên hải miền Trung, Nam Trung Bộ như: Đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận và Nha Trang.
Cá sinh sản bằng hình thức đẻ trứng và không có tập tính di cư khi đến mùa giao phối. Trung bình, một lần sinh nở cá mẹ có thể đẻ từ 1,2 – 2 triệu trứng. Mùa sinh sản của cá thường diễn ra vào 2 đợt ở trong năm:
- Đợt 1: Từ tháng 3 – tháng 6
- Đợt 2 Từ tháng 9 – tháng 10
Cá mặt quỷ là cá nước ngọt Đúng hay Sai?
Như phần giới thiệu ở đầu bài thì loài cá này sống ở môi trường nước mặn. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện dòng cá mặt quỷ sống trong môi trường nước ngọt để làm cảnh.
Cá thường sinh sống ở khu vực châu Á, chủ yếu ở vùng Nam Á và khu vực Đông Nam Á. Dòng cá này có kích thước nhỏ hơn và không xù xì như dòng cá chép mặt quỷ biển. Chiều dài cơ thể chỉ từ 20 – 30cm và không có độc tính.
Đây là dòng cá khá hiếm, không phải do số lượng cá thể mà vì rất ít người dám trực tiếp ra biển để đánh bắt. Chính vì số lượng đánh bắt không nhiều nên rất khó để mua nếu không đặt trước 1,2 tháng.
Nếu thực sự muốn mua hãy tìm tới các đơn vị kinh doanh hải sản biển có tiếng để cọc tiền và chờ đợi hàng về.
Cá mặt quỷ có ăn được không?
Cá mặt quỷ từ hung thần biển cả đến đắc sản nổi tiếng đắt tiền bổ dưỡng. Nhắc đến những loài cá có nọc độc mạnh dưới đáy đại dương thì bên cạnh cá nóc, cá mặt quỷ chính là đại diện tiêu biểu nhất. Cá mặt quỷ có diện mạo xù xì, vô cùng dữ tợn và có độc mạnh. Tuy nhiên, thịt cá mặt quỷ lại là một loại thực phẩm bổ dưỡng và vô cùng đắt đỏ với giá hàng triệu đồng một con.
Chúng có biệt tài ngụy trang khá đặc biệt khi dưới đáy biển. Cá mặt quỷ có thể dễ dàng hòa mình vào những tảng đá hoặc ẩn mình dưới cát nhờ vào vẻ ngoài thô kệch của mình. Cá mặt quỷ có ngoại hình rất xấu xí, xù xì và có khá nhiều vây ở phần sống lưng, phần đầu trông rất dữ tợn. Tùy vào môi trường sống mà chúng sẽ mang những màu sắc khác nhau, đôi khi màu sắc của chúng khá sặc sỡ.
Một số thông tin chú ý khác
- Cá mặt quỷ có thể sống được đến vài ngày trong điều kiện không khí ẩm, dù không phải trong môi trường nước biển.
- Màu sắc của cá mặt quỷ thay đổi theo sự thay đổi của môi trường sống.
- Cá mặt quỷ có khả năng tấn công và tiêu diệt cả những kẻ thù là loài rắn hổ biển cực độc có kích thước rất lớn.
- Độc tính của cá mặt quỷ vẫn có thể tồn tại nhiều ngày trong các tia vây ngay cả khi cá chết.
Có thể bạn quan tâm:
- Rồng đất – Loài bò sát thân thiện và lành tính bậc nhất
- Rắn hổ mang chúa – Đứng đầu trong bộ tộc của loài rắn
Trên đây là toàn bộ những thông tin vắn tắt về dòng cá mặt quỷ – Sát thủ nọc độc nơi đáy đại dương. Để biết thêm thông tin về những dòng cá khác bạn hãy truy cập website dongvatquy24h để khám phá thêm những điều thú vị và hấp dẫn nhé.