dongvatquy24h.net - Cung cấp thông tin về động vât quý hiếm
  • Trang chủ
  • Thú quý hiếm
  • Bò sát quý hiếm
  • Loài cá quý hiếm
  • Động vật quý hiếm khác
  • Tin tức
No Result
View All Result
dongvatquy24h.net - Cung cấp thông tin về động vât quý hiếm
No Result
View All Result
Home Loài cá quý hiếm

Cá mặt trăng – Loài sinh vật biển khổng lồ và quý hiếm

admin by admin
1 Tháng mười một, 2022
in Loài cá quý hiếm
0
 Hay lặn sâu dưới đáy biển trong thời gian dài

 Hay lặn sâu dưới đáy biển trong thời gian dài

0
SHARES
82
VIEWS

Với kích thước khổng lồ, cá mặt trăng được biết đến là một trong năm loài cá to lớn nhất đại dương, đặc biệt còn là loại cá có cân nặng lớn nhất trong các loài cá nhiều xương. Loại cá này có trên toàn thế giới, tuy nhiên sống nhiều ở các vùng nhiệt đới và các vùng biển ấm. Bạn đã biết gì về loại sinh vật biển đặc biệt này chưa ?

Cá mặt trăng là loài vật gì?

Cá mặt trăng có tên khoa học là Mola, một loại cá biển thuộc bộ Cá nóc và có rất nhiều cái tên được đặt ra cho chúng. 

Đặc điểm bề ngoài 

Ở nước Anh, người ta gọi là cá mặt trời do đặc tính thích sưởi nắng của chúng. Người Đức lại gọi là cá đầu nổi, người Balan gọi là cá đầu cô đơn, vì hình dáng nhìn như một cái đầu. Còn ở Trung Quốc lại gọi là xe đảo ngược, do tập tính có thể nằm ngửa lúc bơi của chúng. Mặc dù có những cái tên khá mỹ miều nhưng hình dáng chúng lại khá xấu và hoàn toàn không hề cân đối.

Hình dáng bên ngoài của cá mặt trăng khá kỳ dị, thân hình bầu dục hơi tròn, trông như một chiếc bánh tròn. Với bề ngoài da trơn, mình hơi dẹt, miệng nhỏ. Chiều dài thân có thể lên tới 5,5m và nặng tới 1700kg. 

Có thể nói loài cá này khá đặc biệt về hình dáng, nó dường như không có một cái đầu thực sự. Phần mặt còn khá nhỏ, miệng nhỏ không khác gì cái mỏ, nên không thể ăn các con mồi to. Dù thân hình khổng lồ nhưng lại được biết đến như một loài cá yếu ớt. Cũng là loài cá có xương đòn nặng nhất trong các loài cá ở đại dương. 

Cá mặt trăng là một loại cá biển thuộc bộ Cá nóc
Cá mặt trăng là một loại cá biển thuộc bộ Cá nóc

Những điều bạn có thể chưa biết về loài cá này 

Mặc dù con người thường thấy chúng với trạng thái thả trôi trên mặt biển, nhưng thực chất phần lớn thời gian sinh sống của chúng lại chìm sâu dưới đáy đại dương với độ sâu lên tới 500m. Và không hề “lười biếng, chậm chạp” như khi trên mặt nước, vì chúng có thể di chuyển tới 16 dặm trong một ngày. 

Nhiều người cho rằng cá mặt trăng chỉ ăn các loài sinh vật phù du, các loài giáp xác, tuy nhiên những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học, lại cho thấy rằng chúng có thể ăn cả các loài cá nhỏ, mực, tôm cua,… 

Khối lượng khổng lồ xấu xí nhìn rất đáng sợ, nhưng gần như là một loại cá rất ngoan, không gây hại với con người. Do cấu trúc phần miệng của chúng rất nhỏ, dường như không có khả năng gây hại. 

Môi trường sinh sống của cá mặt trăng

Cá mặt trăng thường chỉ sống ở những vùng rất xa đất liền thuộc vùng biển nhiệt đới, cho nên con người ít khi có thể thấy được chúng ở khu vực gần bờ. 

Đặc điểm cơ thể đặc biệt 

Sống nhiều ở vùng nhiệt đới, ở vùng nước sâu có nhiệt độ thấp. Cơ thể cá mặt trăng cũng rất đặc biệt, có thể tự sưởi ấm mắt và bộ não. Chúng có thể tự tạo ra nhiệt và ngăn nó không thoát ra môi trường nước lạnh xung quanh, vì thế thường cao hơn khoảng 2 – 6 độ so với nhiệt độ bên ngoài, hay còn gọi là “nội nhiệt hộp sọ”. 

Cặp cơ hoành của loài cá này rất lớn, nằm kế bên não và các dây thần kinh thị giác của chúng. Bộ phận này chính là nơi phát ra nhiệt do các phản ứng tổng hợp citrat. Ngoài ra, các cơ quan của cá mặt trăng còn được bọc bằng một lớp mỡ giúp cách nhiệt với môi trường bên ngoài. 

Chúng thường nổi 1 phần trên mặt nước vào ban ngày nhưng cũng hay lặn sâu trong nước trong thời gian dài, do có khả năng tự giữ nhiệt. Có khả năng dùng ánh mặt trời trước đó đã phơi nắng ngoài để làm ấm cơ thể, còn giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được tốt hơn

Môi trường sinh sống ưa thích

Về mùa nóng, cá mặt trăng có thể di chuyển tới vùng ôn đới, hàn đới để tìm kiếm nhiệt độ mát mẻ hơn. Những con nhỏ thì thích sống thành đàn như những loài cá khác, nhưng khi lớn lên, lại thích sống đơn độc và trôi đạt đi khắp các đại dương theo dòng hải lưu chảy. 

Không chỉ thế môi trường sống dưới sâu cũng ảnh hưởng tới thần kinh và các giác quan của chúng bị suy yếu nên thường khá yếu trong bơi lội. Cũng vì thế chúng còn được mệnh danh là loài cá lười biếng nhất đại dương. Chúng hoàn toàn không gây hại, khi kiếm ăn, chỉ hút các loài sinh vật ở gần đó, vào cái miệng của mình. 

Ở Đại Tây Dương bạn có thể thấy chúng ở những vùng biển ở nước Anh và Iceland, bờ biển Na Uy. Còn khu vực Thái Bình Dương, vào mùa hè có nhiều ở Nhật Bản, quần đảo Kuril, hay khu vực Canada, Nam Peru, Chile. Các hòn đảo Hawaii, New Zealand hoặc ở vịnh Mexico, bờ biển Caribbean cũng có thể thấy được chúng. 

 Hay lặn sâu dưới đáy biển trong thời gian dài
Hay lặn sâu dưới đáy biển trong thời gian dài

Hình thức sinh sản của cá mặt trăng

Thông thường khi còn nhỏ, loài cá mặt trăng này vẫn sống theo đàn để học cách tìm thức ăn và bảo vệ lẫn nhau. Tuy nhiên khi trưởng thành lại thích phiêu du theo các dòng hải lưu hơn.

Đặc điểm sinh sản của cá mặt trăng

Mùa sinh sản bắt đầu từ tháng 7 cho tới tháng 10 và một con cá cái chỉ mang thai trong khoảng 3 tuần. Được biết đến như một loài cá đẻ trứng nhiều nhất trong các loài động vật có xương sống, vì một lần đẻ có thể lên tới 300 triệu quả. 

Tuy nhiên, sau khi đẻ xong, lượng trứng này lại bị thả trôi lơ lửng theo các dòng hải lưu mà không được ủ tại một chỗ để ấp như đa số loại cá khác. Do có họ hàng với cá Nóc, nên khi vừa sinh ra, con cá mặt trăng có có hình dáng giống một con cá nóc nhỏ, với phần đầu to lớn và một cái đuôi. 

Tuy là loài cá khổng lồ nhưng kích thước của một chú cá sơ sinh chỉ vài milimet, khá nhỏ so với chúng ta tưởng tượng về một loài cá khổng lồ. Người ta ước chừng nó nhỏ hơn so với một con Mola bình thường khoảng 600 lần. 

Đặc điểm sinh trưởng của cá mặt trăng

Tuổi thọ trung bình của cá mặt trăng là 20 năm, tuy nhiên có các cá thể có thể lên tới 23 năm. Một vòng đời của nó chia làm ba giai đoạn: sơ sinh, biến đổi và trưởng thành. 

Sau một thời gian ngắn từ lúc sinh ra, các đĩa xương bắt đầu mọc ra, nên cơ thể nhỏ bé đó sẽ tiến hóa, khiến cho phần đuôi nhỏ hơn, không phát triển nữa. Phần vây ở lưng và hậu môn bắt đầu xuất hiện. 

Đến giai đoạn thứ 2, thân hình chúng sẽ như hình bán nguyệt của mặt trăng bắt đầu to lớn và phần đuôi sẽ biến mất hoàn toàn. Màu sắc của nó cùng thay đổi từ xám cho tới nâu, hay bạc có đốm sáng theo thời gian sinh trưởng. Phần da không còn trơn như lúc nhỏ, bắt đầu trở nên thô ráp, đôi khi có gai nhỏ xù xì như một chiếc vỏ ngoài. 

Chuyển sang sống đơn độc một mình khi trưởng thành 
Chuyển sang sống đơn độc một mình khi trưởng thành

Cách cá mặt trăng bơi dưới nước

Cá mặt trăng có một đặc điểm bơi khá thú vị so với những loại cá biển khác là thường để thân mình trôi tự do theo các dòng nước, những con có độ tuổi trưởng thành còn thích trôi nghiêng một bên. Những ngày thời tiết tốt, cá mặt trăng thường nổi hẳn một phần thân và vây lên khỏi mặt nước để kiếm ăn. Nhưng khi thời tiết không tốt như có mưa hay gió, chúng lại có khả năng lật ngang thân và bơi rất nhanh. 

Dù kích thước lớn, nhưng lại không cân đối, con to nhất chỉ dài 5,5m nhưng nặng tới 1700kg, nên nhìn cơ thể chúng không khác gì một chiếc đầu to, trông khá cụt lủn. Không những thế phần vây của nó khá nhỏ, vây đuôi thấp, gần như không có tác dụng trong việc bơi lội như các loài cá khác. 

Cũng vì thế, ảnh hưởng tới việc di chuyển, trông chúng bơi một cách ì ạch và yếu ớt. Việc bơi như thả trôi theo dòng, đôi khi gặp các dòng hải lưu, có thể đưa chúng từ vùng nhiệt đới sang tận vùng ôn đới. Lúc còn nhỏ, chúng cũng bơi bình thường như các loại cá khác, tuy nhiên khi lớn mới bắt đầu thích trôi nghiêng theo dòng hải lưu. 

Thích bơi lên gần sát mặt nước để lộ hẳn 1 phần thân hình của mình
Thích bơi lên gần sát mặt nước để lộ hẳn 1 phần thân hình của mình

Tại sao cá mặt trăng lại có nguy cơ tuyệt chủng?

Ở các vùng biển Việt Nam, Mola rất hiếm khi xuất hiện, thi thoảng có xuất hiện ở vịnh Bắc Bộ. Vì thế ở nước ta, đây là loài cá quý hiếm nằm trong sách đỏ, cần được bảo tồn cấp thiết, cấm săn bắt, khai thác dưới mọi hình thức. 

Đánh bắt nhiều nhưng tái sinh không lớn

Tuy mức độ sinh sản rất lớn cho một lần, nhưng chúng lại có đặc điểm là thả trôi trứng theo dòng hải lưu mà không được cá bố mẹ bảo vệ, vì thế số lượng cá con có thể tự nở ra rất thấp, đa số đều bị các loài sinh vật biển khác ăn thịt trước khi ra đời. 

Loài cá này có ý nghĩa về kinh tế rất lớn, thân hình lớn, trôi chậm chạp nên rất dễ bị phát hiện và săn bắt. Tuy ở khu Vực Châu Âu, đã đưa vào danh mục các loài cá cấm săn bắt, buôn bán. Nhưng ở một số khu vực vùng Đông Á, lại sử dụng trong thực phẩm và y học. 

Ở một số nước như Hàn, Nhật, Triều Tiên cá mặt trăng là một món ăn đắt đỏ rất được yêu thích. Thậm chỉ ở Đài Loan, ở vùng biển Hualien người ta thường xuyên đánh bắt chúng với số lượng lớn và quảng bá loại cá này như một món ăn đặc sản vùng miền.

Môi trường sống của cá mặt trăng bị đe dọa 

Không chỉ là thức ăn, cá mặt trăng còn bị đem vào các khu thủy cung. Vì to lớn và sở thích lặn sâu cũng như thích chu du khi trưởng thành. Khiến chúng hạn chế khả năng sinh sản và tuổi thọ khi bị giam cầm, đa số chỉ sống được 10 năm. 

Ở ngoài môi trường biển tự nhiên, nhiều nơi đang bị ôi nhiễm do vấn đề rác thải đặc biệt là các bao bì ni lông. Với đặc tính lười biếng thả trôi để kiếm thức ăn, chúng thường ăn phải những chiếc túi nilon, trong khi đường ruột của loại cá này không thể tiêu hóa được, hoặc có thể mắc nghẹn, rất dễ chết khi ăn phải. 

Môi trường sống của cá mặt trăng bị đe dọa
Môi trường sống của cá mặt trăng bị đe dọa

Kết bài

Cá mặt trăng còn được mô tả như một phát minh của một nhà khoa học lập dị. Vì thế nó mang nhiều mục đích kinh tế cao, và đang bị săn bắt quá mức, cần được con người bảo vệ tránh nguy cơ tuyệt chủng. Nếu là một người yêu thích các loài sinh vật biển, hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. 

admin

admin

Next Post
Cá hô có kích thước lớn nhất trong các loài cá thuộc họ cá chép 

Cá hô là loại cá gì? Đặc điểm và tình hình phát triển

Học cách bảo vệ Gấu Trúc Đỏ: Các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ cho loài gấu này.
Thú quý hiếm

Các tập tính và thói quen của gấu trúc đỏ – Điều thú vị

by admin
10 Tháng 3, 2023
0

Học về Các Tập tính và Thói quen của Gấu Trúc Đỏ là một cuộc khám phá thú vị và...

Read more
Nguồn gốc của Gấu Trúc Đỏ

Khám phá điều thú vị về gấu trúc đỏ – Những kiến thức thú vị

10 Tháng 3, 2023
Khám phá nguyên nhân gấu trúc đỏ là loài gấu tuyệt chủng

Khám phá Nguy cơ tuyệt chủng của gấu trúc đỏ – Điều cần biết

10 Tháng 3, 2023
Mức độ hiếm của Gấu Trúc Đỏ

Khám phá Đặc điểm ngoại hình của gấu trúc đỏ – Điều cần biết

10 Tháng 3, 2023
Đặc điểm ngoại hình của Chim Hồng Hạc Flamingos

Tìm hiểu Nguy cơ tuyệt chủng của Chim Hồng Hạc hiện nay

8 Tháng 3, 2023
logo

Đến với dongvatquy24h, các bạn sẽ được tìm hiểu những loài động vật quý hiếm

đang được bảo tồn vào danh sách đỏ quốc tế. Theo dõi để biết thêm nhé!

2022 Copyright of https://dongvatquy24h.net/ DMCA.com Protection Status
  • Trang chủ
  • Thú quý hiếm
  • Bò sát quý hiếm
  • Loài cá quý hiếm
  • Động vật quý hiếm khác
  • Tin tức