Cá nược được ngư dân khu vực Miền Tây ưu ái gọi với cái tên ông Nược. Không chỉ người dân ở các vùng khác mà chính nhiều người dân miền Tây cũng có nhiều thắc mắc xung quanh nguồn gốc của loài cá với cái tên đặc biệt này. Do đó bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp những băn khoăn của mình.
Cá nược là loài cá như thế nào?
Hiện nay không mấy người biết đến một loại cá có tên là cá nược, loại cá này sống ở Miền Tây hay còn có tên gọi là cá heo Irrawaddy, tên khoa học của nó là Orcaella Brevirostris. Các nhà khoa học xác định cá nược thuộc họ cá heo, là một loại động vật có vú.
Ở Việt Nam, cá heo Irrawaddy thường được gọi với cái tên khá dân dã gắn liền với các truyền thuyết thiêng liêng ở miền Tây là cá nược, ông nược, cá nược Minh Hải. Hiện nay loài động vật này đã được xác định tuyệt chủng tại Việt Nam, các cá thể cuối cùng không được tìm thấy từ những năm 2006.
Về sự phân bố, cá nược được tìm thấy ở khắp các khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cả ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt. Một số vùng dọc theo bờ biển Ấn Độ, Myanmar, dọc sông Mê Kông ở Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam và Malaysia cũng từng xuất hiện các đàn cá nược sinh sống và phát triển.
Cá nước thường chọn các khu vực sống là ven biển, các vùng nước lợ, có bùn ở cửa sông hoặc đồng bằng. Chúng sẽ không mạo hiểm để đi xa bờ, khoảng cách loài động vật này thường xuất hiện nhất là trong bán kính 1,6km từ bờ biển. Tuy nhiên hiện nay tại một số nước số lượng cá ngày càng ít và thậm chí không thể tìm thấy thêm bất cứ cá thể nào còn tồn tại tự nhiên.
Tại sao ngư dân chỉ dám gọi cá nược là Ông?
Sự tích gắn liền với tên gọi Ông Nược liên quan đến việc người dân miền Tây tin rằng loài cá nược này sống được lâu năm và giúp đỡ con người thoát khỏi những hiểm cảnh trong gang tấc. Chính vì lý do đó người dân tại đây vô cùng tôn kính và bảo vệ loài cá này. Dần dần hình thành cái tên Ông Nược.
Cái tên này được áp dụng cho cả cá đực và cá cái, suốt nhiều năm ngư dân luôn có niềm tin mãnh liệt về sự giúp đỡ và bảo vệ của ông Nược đối với con người. Vì vậy cho dù có nhiều nghiên cứu chỉ ra việc dựa vào ghe lúc gió bão của cá nược chỉ là đặc tính giống loài để bảo vệ chính mình thì người dân vẫn luôn yêu kính và gọi tên Ông Nược khi gặp khó khăn.
Thế nhưng do sự tuyệt chủng của loài cá này nên những câu chuyện liên quan đến tên gọi ông Nược chỉ còn xuất hiện trong trí nhớ của những người đã già. Còn đối với nhiều người trẻ miền Tây hiện nay loại cá này đã không còn được nhắc đến nữa.
Các đặc tính của loài cá nược
Thuộc họ cá heo vùng biển nên cá mang trên mình những đặc trưng chung của cá heo, bên cạnh đó cũng có những đặc điểm riêng nhằm phân biệt chúng với nhau.
Những đặc điểm chính bên ngoài
Nếu như hầu hết các loài cá heo khác đều có mỏ thì cá nược lại không có, chúng có phần cổ khá linh hoạt. Chính sự dẻo dai vùng cổ đã khiến chúng có những nếp nhăn khá sâu phần sau đầu.
Bên cạnh đó phần đầu của loài cá này phình ra khá to, trán kéo dài qua miệng, vây ngực có dạng hình tam giác rộng, vây lưng nhỏ hơn, nằm dọc 2/3 chiều dài cơ thể theo sống lưng thẳng xuống.
Màu da của cá nược khá đặc biệt, chúng chuyển dần từ phần xanh lam trên đỉnh lưng nhạt dần thành xám đá phiến phần ngang thân và nhạt hẳn ở dưới bụng. Loại động vật này có răng hẹp và nhọn, các răng dài khoảng 1cm được phân bố đều ở cả hàm dưới và hàm trên.
Về trọng lượng, cá nược cái và đực sẽ có sự khác nhau về trọng lượng. Thông thường con đực sẽ có xu hướng lớn hơn con cái, phần vây ở lưng cũng sẽ to hơn. Theo đó trọng lượng trung bình của chúng sẽ dao động từ 114 – 143kg và chiều dài cơ thể khoảng 146 – 275cm.
Đặc điểm sinh sản
Hiện nay việc nghiên cứu đặc điểm sinh sản và giao phối ở cá nược rất ít do tình trạng tuyệt chủng của chúng. Hầu hết các tài liệu nghiên cứu về vấn đề này đã được thực hiện từ trước đây. Theo đó các nhà khoa học cho rằng mùa sinh sản của cá nược sẽ rơi vào khoảng từ tháng 12 đến tháng 8.
Tuy nhiên họ không dám chắc về hành vi giao phối của loài cá này, giả thuyết hợp lý nhất được đưa ra là con được có thể giao phối với nhiều con cái khác nhau và cạnh tranh bạn tình. Mùa giao phối thường là từ tháng 12 đến tháng 6 và mùa đẻ là từ tháng 6 đến tháng 8. Cá nược cái không đẻ thường xuyên, nó chỉ đẻ 3 năm một lần và mỗi lần chỉ duy nhất một con.
Nghiên cứu cũng ghi nhận thời gian mang thai của cá nược cái khá dài, khoảng hơn 9 tháng đôi khi con số này có thể lên tới 14 tháng. Sau khi sinh, cá nược con sẽ có chiều dài khoảng 96 cm và nặng 12.3 kg. Trong khoảng 7 tháng đầu chúng hoàn toàn sống bằng nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ.
Bảy tháng sau, chúng nhận thức ăn, cá từ cá mẹ và được cai sữa hoàn toàn đến khi được khoảng 2 năm. Cũng có rất ít thông tin liên quan đến việc nuôi dưỡng con cái của loài cá này, các nhà nghiên cứu cũng không thể xác định được con đực có tham gia vào quá trình nuôi con hay không. Cá nược con có thể trưởng thành và sinh sản sau từ 3 – 6 năm.
Đặc điểm về tuổi thọ cá nược
Cá nược là loại tuổi thọ trung bình không quá cao, con cá sống lâu nhất được ghi nhận là khoảng 28 năm. Tuy nhiên do bị mắc vào lưới đánh cá nên con cá này khi được phát hiện thì đã chết. Nhiều nhà khoa học tin tưởng rằng, cá nược hoàn toàn có thể sống lâu hơn 28 năm. Tuy nhiên hiện nay việc nghiên cứu đã ngày càng trở nên khó khăn và hầu như không có thêm bất cứ thông tin nào liên quan đến tuổi thọ trung bình của loài cá này.
Đặc tính ăn uống của cá nược
Cá nược là loài cá khá hiền lành, thức ăn chủ yếu của chúng có thể là cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, thủy sinh,…Để tìm kiếm nguồn thức ăn, chúng sẽ có hành vi khạc nước trong khi ăn để thu hút các đàn cá khác rồi bắt chúng.
Một cách kiếm ăn khác của chúng là “hợp tác” với ngư dân. Chúng giúp lùa đàn cá về bờ, và tạo sự hỗn loạn giúp người dân giăng lưới và bắt được cá. Khi đó cá nược sẽ được hưởng lợi từ việc bắt những con cá đang cố thoát ra khỏi lưới chìm hoặc bị mắc kẹt xung quanh mép.
Tìm hiểu truyền thuyết về loài cá nược ở miền Tây
Có nhiều truyền thuyết về loài các nước ở miền Tây tuy nhiên những câu chuyện thường được người dân nơi đây truyền tai nhau nhất là việc cá nược có thể hiểu tiếng người và giúp đỡ người dân mỗi khi gặp nạn.
Theo đó người miền Tây kể lại, họ thường trêu “ông Nược” bằng câu nói “Nược ơi!Đua! Đua Nược ơi”. Khi nghe thấy tiếng của con người là có tới 3,4 ông bơi đến gần mũi ghê, sau đó phun nước khiến người dân ướt nhẹp. Có những hôm ông Nược còn “đùa” lại người dân bằng cách nhào lộn người khiến cho nước bắn tung tóe.
Câu chuyện thứ 2 liên quan đến việc cá nược giúp đỡ người dân trong việc đánh bắt. Cụ thể mỗi lần ngư dân đi đánh bắt thường thầm xin ông Nược để cho mỗi lần kéo lưới đều bội thu. Nếu khi quăng lưới mà không có luồng cá di chuyển vào, ngư dân thường gõ vào mạn thuyền và xin ông nược lùa cá vào lưới giúp. Họ kể lại rằng ông Nược thực sự đã bơi đến xung quanh sau đó lội vài vòng để lùa đàn cá vào lưới giúp ngư dân.
Bên cạnh đó, người dân miền Tây cũng nói với nhau rằng cá nước tồn tại “cốt người” bên trong, do đó nó sống rất hiền hòa và có thể hiểu được tiếng người, lại có thể đẻ con và biết cho con bú. Khi người dân gặp nạn, thuyền chìm hay gặp gió bão, họ cầu cứu ông Nược thì ngay lập tức ông Nược sẽ nổi lên và giúp ngư dân đưa thuyền vào bờ.
Các quy định hiện hành về săn bắt cá nược
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của cá nược chính là do con người gây ra. Theo ghi nhận, cá nược không có bất cứ kẻ thù tự nhiên nào, cho nên các hoạt động đánh bắt của con người là lý do duy nhất.
Đa phần các con cá nược chết là do bị mắc vào lưới đánh cá hoặc bị thương thông qua các hoạt động đánh bắt hủy diệt, sử dụng thuốc nổ của con người. Đồng thời chúng cũng là nạn nhân của nạn buôn bán động vật quý hiếm ở Việt Nam.
Hiện nay ở Việt Nam người ta đã hoàn toàn xác định không còn tồn tại các cá thể cá nược ngoài tự nhiên, tuy nhiên các quy định của nhà nước vẫn có hiệu lực nhằm bảo vệ loài cá này nếu có xuất hiện. Theo đó quy định 2 điều chính:
- Thứ nhất: Cấm hoàn toàn các hình thức săn bắt, mua bán trao đổi cá nược dưới bất cứ hình thức nào.
- Thứ hai: Nếu người dân phát hiện ra cá cần phải báo ngay với chính quyền của các địa phương gần nhất để tiến hành giao cho các cơ quan chức năng.
Bất cứ ai không tuân thủ, vi phạm các quy định trên đều sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, đặc biệt là có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Kết luận
Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn thông tin về cá nược là gì? Những thông tin về đặc tính, truyền thuyết và nguồn gốc tên gọi đặc biệt của nó. Hy vọng thông qua bài viết bạn đọc sẽ có thêm nhiều hiểu biết hơn về loại động vật này cũng như hiểu được đời sống tâm linh của người dân miền Tây xưa.