Sở hữu hai mắt to, phần lông quanh mắt có màu nâu sậm trông giống chiếc mặt nạ của các ninja trên phim ảnh, trong thế giới của loài thú ăn đêm, cầy tai trắng được mệnh danh là Ninja của rừng già. Cùng xem xem chúng có điểm gì thú vị nhé.
Thông tin về cầy tai trắng
So với những người anh em trong họ cầy Viverridae, Cầy tai trắng có kích thước trung bình, phần sống mũi có sọc trắng mờ. Đôi tai chúng to tròn, mỏng phủ lớp lông ngắn màu trắng, hai mắt to, phần lông quanh mắt có màu sậm, trông như một chiếc mặt nạ của các ninja trên phim ảnh. Ngoài gương mặt “điển trai”, Cầy tai trắng được tạo hóa ban tặng một bộ lông màu vàng nhạt, đôi khi hung xám, và có ba sọc nâu đen dọc sống lưng. Phần lông ở chân và cuối đuôi của loài này có màu đen tuyền, xù hơn so với lông trên mình.
Cầy tai trắng khá khó tính trong ăn uống. Thức ăn ưa thích của chúng là các loại quả như, sung, da, mận… trứng chim và chim. Trong những cánh rừng nguyên sinh, cây cối đua nhau vươn cao để đón ánh mặt trời, nên việc kiếm được bữa trái cây ngon lành đủ dinh dưỡng luôn là thách thức với loài động vật không có đôi cánh. Nhưng với Cầy tai trắng thì đó lại là chuyện nhỏ, bởi qua quá trình tiến hóa, loài này đã phát triển khả năng leo trèo và luồn lách phi thường để luôn là kẻ về nhất trong các cuộc “trèo đua” tìm quả mọng.
Có thể bạn quan tâm:
- Kỹ thuật nuôi cầy hương như thế nào? Thông tin chi tiết
- Cầy hương là gì? Tổng hợp thông tin quan trọng về chúng
- Cầy mực: Loài động vật có nước tiểu thơm hệt bắp rang bơ
Chúng còn có thể phi thân từ tán cây này qua tán cây khác nếu khoảng cách dưới 5 mét. Khả năng leo trèo tuyệt vời còn giúp Cầy tai trắng trở thành “cái chết bất ngờ” đối với lũ chim ngây thơ vốn cứ tưởng tán cây cao là chỗ nghỉ an toàn khi đêm xuống.
Tập tính và đặc điểm của cầy tai trắng
Trong màn đêm, con cầy tai trắng thoát ẩn thoắt hiện trên các ngọn cây cao. Tuy chúng không nhỏ bé, nhưng với “thân thủ phi phàm” và bước đi êm ái thì rất khó để con người có thể quan sát được loài này trong rừng. Tuy nhiên, nếu biết được vị trí chúng hay kiếm ăn cộng thêm lòng kiên nhẫn, con người vẫn có thể quan sát và chụp ảnh loài thú chuyên ăn đêm này tại một số khu vực ít có sự tác động của con người.
Cầy tai trắng có tên khoa học là Arctogalidia trivirgata. Theo trang Sinh vật rừng Việt Nam, loài này phân bố từ Ấn Độ, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Borneo, Sumantra, Java đến Đông Dương. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận loài này ở nhiều nơi, như Vĩnh Phú, Hoà Bình, Gia Lai, Kontum, Ninh Thuận, Bình Thuận… Đây là loài thú quý hiếm, có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Hiện số lượng loài có chiều hướng suy giảm do nạn săn bắn bừa bãi và mất sinh cảnh sống.
Phân bố trong nước: đã phát hiên và thu mẫu ở Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hoà Bình (Mai Châu, Tu Lý), Gia Lai (Kon Hà Nừng), Lâm Đồng. Ninh Thuận, Bình Thuận. Cầy tai trắng có phân bố rộng ở các vùng rừng núi cao trong toàn quốc. Trên thế giới thế giới: Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Inđônêxia, Malaixia.
Sinh học, sinh thái của cầy tai trắng
Thức ăn của Cầy tai trắng giống các loài Cầy vòi, gồm các loại quả chín như Nhội Bischofia trifoliata, Trâm Syzygium cumini, Nụ Garcinia tinctoria…) và một số động vật nhỏ như chim, chuột, côn trùng,… Về vùng sống và hoạt động thì những nơi thu mẫu như ở Tam Đảo, Hoà Bình, Gia Lai đều ở vùng núi cao trên 600m, vùng rừng cây gỗ lớn. ở rừng thưa chân núi thấp chưa gặp cầy tai trắng. Cầy hoạt động ban đêm, leo trèo cây giỏi, thường gặp chúng kiếm ăn nhiều con trên một cây, vì thế ở một số vùng gọi chúng là “ Cầy vòi đàn”. Theo Lekagul et al. (1977) Cầy tai trắng có thể sinh sản quanh năm, mỗi lứa đẻ 2 – 3 con. Cầy con thôi bú sau 2 tháng tuổi.
Có thể bạn quan tâm:
- Cá mặt quỷ – Loài cá đáng sợ có thực sự nguy hiểm
- Rồng đất – Loài bò sát thân thiện và lành tính bậc nhất
Cầy tai trắng đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Cần kiểm soát chặt việc săn bắt và buôn bắn trái phép. Đưa một số cá thể về nuôi tập trung tại vườn thú hay khu bảo tồn thiên nhiên để nhân giống, tái thả vào tự nhiên. Hãy chung tay bảo vệ chúng nhé.