Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều người nuôi loài động vật chồn hương để kiếm thêm lợi nhuận, vì điều kiện thuận lợi rất dễ để chúng phát triển. Trên thị trường loài vật này cũng rất cao không phải muốn mua là có thể mua được. Để nuôi chúng trưởng thành cũng không phải là việc đơn giản mà ai cũng có thể làm được.
Một số đặc điểm khái quát của chồn hương
Ở nước ta ước tính có hơn 200 loại chồn khác nhau, nhưng hầu như chúng đều có những đặc điểm giống nhau. Nhìn bề ngoài chúng ta có thể dàng nhận biết được loài chồn hương này vì chúng rất dễ nhận biết.
Nguồn gốc ra đời của chồn hương
Ở nhiều nơi người ta thường hay gọi con chồn hương là con cầy hương, ngận hương, chồn mướp hay vòi hương mỗi nơi sẽ có một cách gọi khác nhau. Loài giống này thuộc bộ thú ăn thịt trong họ cầy. Tên tiếng anh là Vivericula indica, thường sống ở các vùng trung du và miền núi nước ta có khá nhiều loại chồn hương sinh sống.
Loại này rất dễ gặp nhất là vào ban đêm là lúc mà nó đi kiếm ăn. Chồn hương là giống loài động vật hoang dã, chính vì thế nơi sống cũng như kiếm ăn của chúng thường là gần những nương rẫy, suối, hay đồi núi. Giống chồn này thay vì sống thành đàn thì chúng thích sống đơn độc hơn. Thường thì chúng sẽ đi săn mồi một mình khi trời đã tối cho đến nửa đêm.
Đặc điểm về hình dáng chồn hương
Như đã phân tích ở trên, chồn hương có những đặc điểm về hình dạng cũng như mùi hương cơ thể khác biệt hoàn toàn so với các con chồn khác. Thoạt nhìn chồn hương khá giống loài mèo, với thân hình nhỏ và bộ lông mềm mại. Bốn chân của chúng khá ngắn nhưng đuôi lại rất dài tới ⅔ thân. Đuôi của nó có nhiều lông, nhưng dù chân ngắn chúng lại di chuyển rất nhanh và linh hoạt.
Đầu và mõm của chúng dài hơn loài mèo, mõm nhọn, tai tròn và cực kỳ thính. Mắt to và tinh anh có thể nhìn rõ mọi vật dù trong đêm tối. Dọc từ sống lưng xuống có khoảng 4 đến 6 những dải lông màu nhạt hơn với màu lông toàn thân. Nó có thể là màu vàng hoặc màu xám. Một con chồn hương khi trưởng thành sẽ có kích thước từ 50cm đến 60cm và riêng đuôi của nó đã là 36cm đến 42cm rồi. Một con khỏe mạnh sẽ nặng tầm 2kg đến 6kg.
Môi trường sinh sống của chồn hương
Cũng tương tự như các loại chồn khác, chồn hương sống theo kiểu hoang dã, tập tính tự đi kiếm ăn tự nhiên và khả năng sinh tồn mạnh mẽ. Phần lớn nó sống và kiếm ăn đơn độc một mình, thỉnh thoảng có đi tìm bạn tình vào mùa động dục. Số lượng sống theo bầy đàn rất ít.
Nếu số lượng thức ăn đầy đủ thì ban ngày chồn hương sẽ ngủ trong hang động, kè đá. Chỉ có ban đêm nó mới mò ra ngoài kiếm ăn. Nhưng nếu thức ăn không đủ chúng sẽ đi kiếm ăn cả vào ban ngày. Kể cả ban ngày thì những nơi nó kiếm ăn cũng là những nơi tối, ít ánh sáng chiếu đến.
Chồn hương là một loại chồn rất đặc biệt chỉ thích những nơi thơm tho, sạch sẽ và không có bụi. Loại chồn này khi đi vệ sinh cũng chỉ đi cố định 1 chỗ mà nó thường hay đi. Chính vì thế những người trồng cà phê muốn thu hoạch được phân của chúng sau khi đã ăn cà phê thì có thể biết được nơi nó đi vệ sinh và thu phân về làm sạch chế biến thành cà phê chồn rất ngon. Loại này cực kỳ nổi tiếng và được nhiều người yêu thích.
Thức ăn chính của loài động vật chồn hương
Chồn hương là giống loài ăn tạp nên thức ăn của chúng có thể là thực vật mà cũng có thể là động vật. Ngoài tự nhiên chúng cũng ăn những con chuột, ếch, rắn hay là côn trùng. Và để đáp ứng được điều này móng vuốt của chúng phải rất sắc nhọn và di chuyển linh hoạt cực nhanh ngay trên cả mặt đất và cành cây.
Chính vì thế chồn hương ăn được cả những con chim non hay trứng của chim. Nếu ở gần các khu nông thôn thì nó còn bắt cả gà, vịt, trứng, để ăn. Khi ăn thực vật nó hay ăn đu đủ, mãng cầu hay chuối vì chúng có vị ngọt. Đặc biệt là nó rất thích những quả cà phê chín mọng.
Nó chỉ chọn những quả cà phê chín mọng có vị ngọt hắc để ăn. Sau khi ăn vào trong cơ thể thì chỉ tiêu hóa được vỏ và thịt quả còn phần hạt sẽ không tiêu hóa được sẽ theo phân đi ra ngoài. Người ta sẽ nhặt phân của chúng vì có chứa hạt cà phê về chế biến ra những thức uống cà phê chồn mới lạ dành cho giới thượng lưu.
Còn khi nuôi tại nhà thì thức ăn nên là những thực phẩm giàu chất protein và rau xanh. Nếu cho chúng ăn thịt cá thì cần phải chế biến để nó hấp thụ được tất cả các dưỡng chất cũng như hạn chế các bệnh về hệ tiêu hóa. Thức ăn là rau củ chỉ cần thái mỏng là nó có thể ăn được.
Vì bản thân chồn hương là giống tự đi kiếm ăn vào ban đêm nên bữa tối mới là bữa chính, bữa ngày chỉ là bữa phụ. Vì thế ban ngày bạn cho chúng ăn ít lại, buổi tối cho ăn nhiều hơn để nó tiêu hóa tốt hơn.
Chồn hương gây nguy hại như thế nào đến con người?
Chồn hương là một con vật không gây nguy hiểm đến con người về mặt hình thức nhưng cơ thể của nó có thể sản sinh ra những con vi khuẩn phát bệnh cho con người. Nên những ai đang nuôi chồn cần đảm bảo an toàn không rất dễ nhiễm các loại bệnh khó chữa.
Gây bệnh dại cho con người
Do việc tiêm phòng cho căn bệnh dại hiện nay không được tuyên truyền rộng rãi như trước đây, nhưng nó vẫn là mối quan tâm lớn đối với loài chồn nuôi tại nhà. Bệnh dại có thể gây tử vong và rất dễ lây lan cho người do đó nó rất quan trọng trong cộng đồng những chủ sở hữu chồn hương.
Hầu hết các con chồn hương đều nhận được vắc xin phòng bệnh dại đầu tiên từ các cơ sở chăn nuôi nhưng nó phải được tăng cường thêm khoảng một tháng sau đó và sau đó hàng năm đều được tiêm. Căn bệnh này ban đầu sẽ có triệu chứng là chảy nước mắt và viêm nhưng con chồn khi bị mắc chứng bệnh quặm mắt sẽ phát triển thành các mảng vảy và các bộ phận trên mặt bị đóng vảy nặng. Những thay đổi về da này là điển hình của bệnh dại.
Gây ra bệnh tuyến thượng thận
Bệnh tuyến thượng thận là loại bệnh chồn phổ biến nhất trong số các bệnh thường gặp. Vẫn còn một yếu tố có thể gây ra bệnh này nhưng không có cách chữa trị dứt điểm. Người ta cho rằng các hành động chăm sóc da sớm và sơ sài có thể đóng vai trò nào đó trong việc phát triển bệnh tuyến thượng thận như chế độ ăn uống và thiếu tiếp xúc với tia UV cũng được cho là nguyên nhân góp phần gây ra.
Các hormon khác nhau, bao gồm hormone sinh dục, được tiết bởi tuyến thượng thận. Người ta cho rằng cơ quan sinh sản của chồn hương bị cắt bỏ khi còn quá nhỏ và tuyến thượng thận vẫn sẽ sản xuất hormone sinh dục trong suốt cuộc đời chúng, các tuyến này trở nên to ra và bị ung thư. Cấy hoặc tiêm được sử dụng để quản lý sự tiết hormone trong cuộc đời của con chồn mang bệnh.
Bệnh Lymphoma hiếm gặp
Bệnh Lymphoma ở chồn hương là bệnh ung thư khủng khiếp nhất của loài chồn ảnh hưởng đến hạch bạch huyết. Nó có thể gây tử vong và không có biện pháp phòng nào được biết đến. Ung thư hạch được nghi ngờ khi hạch bạch huyết to ra rõ ràng.
Chồn hương, cũng giống như loài động vật khác, có các hạch bạch huyết ở vị trí trên cơ thể. Trên cổ, ở nách và ở mặt sau của chân là những vị trí được chú ý nhất đối với các hạch bạch huyết ở chồn. Nhưng đôi khi phẫu thuật vùng bụng cho thấy hạch bạch huyết to ra mà không thể nhìn thấy
Bệnh van tim giãn nở
Đây là tình trạng bệnh tim có thể gây ra cái chết đột ngột ở chồn mặc dù nó không phổ biến như các bệnh khác nhưng nó là một mối lo ngại đối với những người nuôi chồn. Taurine là thành phần có trong thức ăn cho chồn hương chất lượng và toàn bộ con mồi đóng một vai trò đối với sức khỏe tim mạch nhưng không rõ liệu nó có gây ra bệnh cơ tim giãn nở hay không.
Bệnh cơ tim giãn nở có thể coi là chứng suy tim ở chồn hương. Các triệu chứng người nuôi chồn hương có thể thấy gồm suy nhược, hôn mê, ho và tăng nhịp hô hấp. Điều này là do tim làm việc hết công suất do quá trình bệnh tật. Ban đầu có thể khó chẩn đoán trừ khi bác sĩ thú y nghe tiếng thổi ở tim hoặc thực hiện siêu âm tim.
Cách nuôi chồn hương tại nhà đúng chuẩn nhất
Yêu cầu đầu tiên để nuôi chồn hương là về chuồng nuôi chồn hương. Vị trí nuôi con chồn cần cao ráo, sạch sẽ, yên tĩnh, dễ quản lý, chuồng phải cách xa khu dân cư, không được gần đường quốc lộ, hạn chế các động vật khác tiếp xúc…Hướng chuồng là hướng đông nam để có thể mát về mùa hè, ấm áp khi mùa đông
Cách làm chuồng chuẩn để nuôi cầy hương:
Mọi người có thể tận dụng chuồng nuôi lợn cũ hoặc xây một nhà riêng để nuôi chồn con sau khi được sinh xong. Chuồng nuôi sẽ được thiết kế đơn giản, có thể sử dụng gạch mộc hoặc gạch bro xi măng để xây. Sau khi đã xây xong không nhất thiết phải trát xi măng tường, hoặc có thể dùng lưới thép để quây xung quanh cho thoáng mát.
Nhưng phần phải có mái che được thiết kế chắc chắn. Nếu lợp bằng tấm lợp phải đóng thật chặt so cho kiên cố tránh việc chúng bỏ trốn ra ngoài hoặc có tác động của mưa gió. Kích thước chuồng là chiều ngang dài khoảng 3m, chiều dài khoảng 5m- 10m, chiều cao chỉ cần khoảng 2m. Kích thước cần phải đảm bảo có thể nuôi với mật độ 1 con/1m2.
Kết luận
Như vậy qua bài viết trên chúng ta có thể thấy được chồn hương là một loài động vật như thế nào, vì là không gây hại cho con người mà lại còn đem lại một nguồn kinh tế dồi dào cho con người. Chính vì thế chúng ta nên bảo tồn loài vật này không được giết hại chúng.