Ếch xanh là loài động vật có thể sinh sống cả ở trên cạn và dưới nước, chúng còn có một khả năng đặc biệt là có thể thay đổi màu sắc da của mình tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về loại động vật này cũng như các đặc điểm của nó thì đừng bỏ lỡ các thông tin quan trọng trong bài viết sau.
Giới thiệu chung về ếch xanh
Ếch xanh được biết đế là sinh vật lưỡng cư và chúng có nhiều họ khác nhau sinh sống trên toàn thế giới, theo nghiên cứu cho thấy chúng có thể sinh sống trên tất cả các châu lục trừ vùng Nam Cực. Thông thường loài ếch có làn da khá ẩm và mịn, cặp chân của chúng có các khối cơ rất khỏe và có màng rộng.
Loài ếch xanh có nhiều họ và có nhiều kích thước khác nhau, đa số chúng đều sống tại các khu vực gần nước, đẻ trứng trong nước và đều trải qua giai đoạn nòng nọc. Ngoài ra một số loài ếch có thể sống trên cây và sinh sống ở vùng nước lợ, chúng có các cơ quan và bộ phận trên cơ thể có thể thích nghi nhanh chóng với các môi trường này.
Đặc điểm sinh học của ếch xanh
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về đặc điểm sinh học của loài ếch xanh vậy thì đừng bỏ lỡ những thông tin sau đây.
Phân bố và sinh sống
Trên thế giới đang có hơn 200 loài ếch khác nhau, ếch xanh sống ở khắp nơi như là ao hồ, đồng ruộng, sông, mương máng, tất cả các nơi có độ ẩm cao và thậm chí chúng còn có thể sống ở trên cây và vùng nước lợ. Ếch là loại động vật máu lạnh sống ở hai môi trường chính là trên cạn và dưới nước, phổi của chúng có cấu tạo khá là đơn giản.
Do đó ngoài việc thở bằng phổi thì chúng còn có thể thở bằng da và các nghiên cứu đã cho thấy da của ếch xanh có khả năng vận chuyển 51% oxy và CO là 86%. Trên da của ếch có chứa khá là nhiều mao mạch và oxy có thể hòa tan vào chất nhầy trên da của chúng, nó sẽ thấm qua và lọt vào phần mao mạch còn khí Co thì đào thải qua hướng ngược lại.
Nếu như da ếch thiếu nước và bị khô thì chúng có thể sẽ chết, một con ếch có tuổi thọ lên đến 16 năm, ếch xanh khó có thể chịu nóng và rét, chúng cũng không biết đào hang để trú ẩn. Chúng có phản ứng bắt mồi khá là nhạy bén tuy nhiên mắt của ếch lại khá là kém và không thể nhìn rõ được màu sắc.
Tập tính ăn uống
Ếch xanh rất thích ăn các loại côn trùng, ngoài nguồn thức ăn có thể kiếm được ở tự nhiên thì chúng còn ăn các loại bột cám gạo, bột ngô, ngũ cốc, lươn, tôm, tép và cá nhỏ… Khi ếch còn nhỏ thì chúng thích ăn các loại cám gạo giàu canxi phù hợp cho việc phát triển xương hay các loại cua, ốc và ấu trùng.
Những con ếch nhỏ cũng có khả năng nhảy khá xa và bơi lội thuần thục, song chúng lại sống thụ động không di chuyển đi đâu xa mà chỉ quanh quẩn ở nơi chúng đang sống. Ếch xanh thường ngồi một chỗ để quan sát các con mồi di chuyển xung quanh, khi các con mồi này tiến lại gần thì chúng sẽ phóng lưỡi, ngóc đầu và bắt lấy con mồi sau đó cuốn ngay vào khoang miệng nhanh chóng.
Dạ dày của ếch khá là to nên chúng ăn rất khỏe, người ta còn quan sát thấy rằng ếch xanh có thể nuốt được một con cua to và khi nuốt xong con mồi này thì chúng laijc ó thể ngồi im và rình con mồi khác.
Sinh trưởng
Ếch xanh có tốc độ phát triển khá là chậm, trung bình một con ếch giống sẽ có trọng lượng là 3 đến 5 g một con, sau khi nuôi 1 tháng thì chúng sẽ đạt kích thước là 25 cho đến 30g 1 con. Khi nuôi tiếp 3 đến 4 tháng thì chúng có thể nặng đén 80 cho đến 100g một con, còn nếu là ếch sống ngoài tự nhiên thì chúng sẽ nặng khoảng 50 cho đến 60g nếu trưởng thành.
Tập tính sinh sản
Vào đầu mùa mưa thì đây là lúc mà ếch xanh bắt đầu sinh sản, chúng bắt cạp với nhau vào thời gian nửa đêm, trứng sẽ được thụ tinh ngoài. Khi con cái đẻ trứng thì con đực sẽ ôm và nằm trên lưng con cái để tưới tinh trùng vào trứng, sau đó trứng sẽ đóng thành một lớp màng mờ khá là nhầy, vì vậy mà các loại động vật khác không thể ăn được trứng ếch.
Ếch xanh đực khác những con cái qua đặc điểm như ếch đực có 1 túi kêu dưới phần má và nó nhỏ bằng hạt ngô, ếch đực có hình dạng khá nhăn nheo và có màu vàng sậm. Con cái thì không có túi kêu và con đực có phần ngón tay trước có giác bám để ôm ếch cái khi sinh sản còn con cái thì không, ếch đực cũng có trọng lượng nhỏ hơn ếch cái.
Thời vụ sinh sản của ếch xanh là vào tháng 5 cho đến tháng 8, và chúng thường đẻ 2 đến 3 lứa 1 năm, nhiệt độ thích hợp để đẻ trứng là 25 cho đến 30 độ. Và sau những trận mưa rào chúng thường giao phối với nhau và đẻ trứng, trứng được thụ tinh có đường kính là 2mm và có 2 cực. Một lần đẻ trứng thì ếch cái có thể đẻ được 2500 cho đến 3000 quả trứng mỗi lần.
Các quả trứng được bao bọc trong phần lớp nhầy và trôi nổi trên mặt nước có thể giúp cho trứng giữ được độ ẩm cần thiết và tránh bị tác động cơ học. Dịch nhầy này cũng khiến cho các đối thủ cạnh canh của ếch khó có thể nuốt được trứng cũng như tăng cường độ tụ quang và tăng nhiệt độ của trứng.
Điều kiện môi trường sống của ếch xanh
Có thể thấy đây là loài động vật có khả năng thích nghi với nhiều loại môi trường sống và khí hậu khác nhau, ếch xanh có thể thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau như:
Trên cạn và dưới nước
Người ta gọi ếch xanh là loài động vật lưỡng cư bởi chúng có thể sống cả dưới nước lẫn trên cạn bởi chúng có thể thở được bằng phổi và bằng da. Nhờ đó mà chúng có thể trốn sâu dưới bùn lầy hàng nhiều giờ đồng hồ mà vẫn không hề hấn gì hoặc có thể ở trên cạn cả ngày mà cũng không sao.
Ếch xanh thường sống ở các khu vực rừng rậm và nơi ngập nước, chúng sống chủ yếu trên các ao hồ và dưới lớp phủ mặt đất ẩm, thậm chí chúng còn có thể sống trên cây. Tương tự như các loài lưỡng cư khác thì ếch bắt đầu sống trong nước và khi trưởng thành chúng sẽ thích nghi với các điều kiện và bắt đầu lên bờ hay lên cây.
Thông thường thì ếch xanh thích sống ở dưới nước hơn, đây là môi trường lý tưởng để chúng có thể sinh sản và phát triển, hơn nữa kẻ thù của chúng ở dưới nước so với ở trên cạn cũng được hạn chế. Hơn nữa với sở thích ăn uống của chúng là các loại sinh vật như cá, tôm, cua nhỏ thì lượng thức ăn dưới nước của chúng khá là dồi dào.
Ếch xanh sống ở nơi có khí hậu lạnh và sa mạc
Một số loài ếch xanh sống ở môi trường sa mạc khô cằn thì chúng thường đào sâu dưới lớp cát để ẩn náu và ăn mồi, sau đấy chúng sẽ lại trồi lên mặt đất vào mùa mưa. Những loài ếch sống ở những nơi có khí hậu lạnh thường ngủ đông vào mùa đông, chúng sẽ đào những hang ở phần bùn dưới đáy ao để ẩn náu.
Thậm chí nhiều loài ếch xanh còn có thể đóng băng cùng với mùa đông và khi mùa xuân đến băng bắt đầu tan thì chúng cũng sống trở lại và tiếp tục hoạt động. Sự thích nghi đáng kinh ngạc này là nhờ quá trình sản xuất glucose trong cơ thể ếch khá là mạnh nên có thể ngăn cản được tình trạng đóng băng hình thành trong tế bào cơ quan dễ bị tổn thương.
Dù cho cơ thể ếch có thể bị đóng băng nhưng ếch xanh vẫn sống và chúng chỉ ở trong trạng thái đông cứng tạm thời nên khi băng tan chúng có thể hoạt động bình thường. Ếch xanh có thể sống ở mọi nơi trên thế giới và chúng được tìm thấy nhiều ở khu vực nhiệt đới có khí hậu ấm áp và nơi có sự ẩm ướt cao.
Giải mã làn da xanh ở ếch xanh
Theo nghiên cứu cho thấy trên phần da của ếch xanh có đến 3 tầng sắc tố và chúng phối hợp nhịp nhàng với nhau để có thể có được màu xanh lá đặc trưng. Những tế bào sắc tố này được gọi là chromatophores và nó có kết cấu xếp chồng lên nhau, lớp dưới cùng là lớp melanophores. Trong các tế bào này có chứa hoạt chất melanin đây là một sắc tố có màu đặc trưng là nâu sẫm, đen, và nó cũng quyết định màu da người.
Trên những tế bào này là iridophores và mặc dù các tế bào này không hẳn là tạo thành màu da của ếch xanh nhưng chúng lại phản chiếu ánh sáng có các tinh thể trong suốt lên tế bào da. Khi mà ánh sáng mặt trời chạm tới các tế bào này thì chúng tạo nên sự óng ánh ẩm mượt của da ếch xanh.
Ở hầu hết các loài ếch xanh thì ánh sáng mặt trời khi đi xuyên qua da có thể tới phần iridophores như một chiếc gương nhỏ phản chiếu lại. Điều này làm cho da của ếch xanh có màu xanh dương, ánh sáng này lại còn có thể đi qua lớp tế bào nữa tên là xanthophore chứa các sắc tố vàng. Khi mà ánh sáng này được lọc qua các lớp tế bào của ếch thì khi mắt người nhìn vào thì sẽ thành màu xanh lá.
Những chú ếch xanh đã dựa vào chính màu da của mình để có thể tự bảo vệ bản thân trước các con mồi và đối thủ, ngoài ra chúng còn có thể thay đổi màu da thành nhiều màu khác nhau để thích nghi với môi trường.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cũng như các đặc điểm và tập tính của ếch xanh mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Có thể thấy ếch xanh là loài sinh vật lưỡng cư khá đặc biệt, cấu tạo cơ thể của chúng có thể giúp thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. Ngoài ra với khả năng thay đổi màu sắc của da thì chúng có thể thay đổi các sắc tố và ẩn náu kẻ thủ trong môi trường tự nhiên.