Gấu chó đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới bởi nhiều nguyên nhân gây ra. Việc tìm hiểu thêm những thông tin về loài vật này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thế giới động vật. Bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về loài vật này.
Giới thiệu chung về gấu chó
Gấu chó (tên khoa học là Helarctos malayanus có từ đồng nghĩa: Ursus malayanus), sống chủ yếu trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở Đông Nam Á. Chúng tập trung ở phía Đông của dãy Himalaya(Hy Mã Lạp Sơn) đến Tứ Xuyên, Trung Quốc và trải rộng về phía Nam Myanmar, một phần bán đảo Đông Dương và Malaysia.
Đặc điểm
Kích thước
Không giống như các loài gấu khác, chúng có thân hình nhỏ nhắn và gọn gàng hơn và là loại nhỏ nhất trong họ nhà Gấu nên được gọi là gấu chó. Khi trưởng thành, chúng dài khoảng 1,2m, cao khoảng 0,7m. Loài gấu này có đuôi rất ngắn, khoảng 5-7cm và có cân nặng không quá 65kg, chỉ nhỉnh hơn loài chó to một chút mà thôi. Thông thường, con đực sẽ có kích thước to hơn con cái.
Lông và chân
Lông của loài gấu chó ngắn và mượt, thích hợp với môi trường sống có độ ẩm cao. Lông của chúng thường có màu đen, phần ngực màu vàng da cam hơi nhạt. Vuốt của chúng có dạng lưỡi liềm, khối lượng tương đối nhẹ. Bàn chân của chúng to với gan bàn chân trần để hỗ trợ tốt cho việc leo trèo. Chân chúng hơi hướng vào trong nên bước đi rất giống như đi vòng kiềng, tuy nhiên chúng là những con vật có khả năng leo trèo giỏi.
Tập tính sinh hoạt
Hoạt động về đêm
Gấu chó có thể hoạt động cả vào ban ngày và ban đêm. Chúng thường đi kiếm ăn vào ban đêm, còn ban ngày chúng dành thời gian cho việc tắm nắng, nghỉ ngơi ở những khu rừng thưa. Môi trường sống của chó gấu bị ảnh hưởng và tác động nhiều từ các hoạt động của con người. Vì vậy, chúng thường hoạt động nhiều vào ban đêm để tránh được các mối đe dọa nguy hiểm rình rập.
Sống riêng lẻ, không ngủ đông
Chúng thường sống riêng lẻ, đơn độc và chỉ sống theo đàn khi cần tìm kiếm bạn đời và chăm sóc con nhỏ. Chúng tập trung nguồn thức ăn xung quanh và chia sẻ với nhau để chăm sóc con nhỏ. Gấu chó dành cả ngày của mình để được nghỉ ngơi dưới các khúc gỗ mới xẻ, trong hang hay trên thảm cỏ thực vật. Loài vật này rất nhanh và có khả năng leo núi tốt. Chúng không ngủ đông như các loài gấu thông thường bởi bởi nguồn thức ăn dồi dào, có sẵn quanh năm.
Tập tính ăn uống và sinh sản của gấu chó
Là loài gấu nhỏ nhất, gấu chó cũng có những tập tính khác với các loại gấu thông thường.
Tập tính ăn uống
Ăn tạp
Gấu chó là loài ăn tạp với thức ăn chủ yếu ăn các quả, hạt có sẵn trong tự nhiên cùng thịt một số động vật. Chúng ăn được động vật gặm nhấm, lợn rừng, quả mọng và lá cây. Chúng hay ăn sung, quả vả, quả cọ, mật ong, chuối, trứng chim trong tổ hoặc tự bắt cá ở suối.
Thức ăn yêu thích nhất của chúng vẫn là mật ong. Chúng sẵn sàng trèo lên các cây cao hay đu bám đến các tổ ong để lấy mật và nhiều lần bị ong đốt cho ngất đi. Những lúc này, dù có khỏe mạnh, nhanh nhẹn đến đâu thì chúng cũng không thể tự vệ được. Dù vậy, chúng vẫn không bao giờ từ bỏ món ăn yêu thích mật ong này.
Leo trèo tốt
Gấu chó còn có thể ăn thức ăn của con người khi bị nuôi nhốt. Đa số các rừng đầu nguồn hay núi đá vôi đều đảm bảo sẵn nguồn thức ăn cho chúng. Loài vật này vô cùng nhanh nhẹn, hoạt bát và lanh lợi. Lội suối để bắt cá, trèo cây hái quả, mật ong chúng đều làm được vì khả năng leo trèo khá tốt.
Hơn nữa chúng rất thích nước, thích được tắm, ngủ trong các hốc cây hoặc trên cây. Loài này không ở cố định một cây mà nơi đâu cũng có thể thành nhà nhưng thường là các cành cao 2-7m. Trước kia chúng đều hoạt động, kiếm ăn cả ngày lẫn đêm. Nhưng ngày nay, do tác động của con người, chúng chuyển sang hoạt động chủ yếu về đêm và ít dần các hoạt động vào ban ngày hơn.
Tập tính sinh sản
Sống thành bầy sinh sản
Gấu chó sống riêng lẻ một mình và chỉ sống theo đàn trong thời kỳ sinh sản. Chúng tìm bạn đời, tìm thức ăn và cùng nhau chăm con nhỏ, cho con ăn. Chúng bắt đầu sinh sản khi được 3-4 tuổi và không cố định về thời gian. Vì gấu này không có ngủ đông như các loài khác, nên chúng có khả năng sinh đẻ quanh năm.
Chúng thường đẻ hai con với trọng lượng khoảng 280 – 340 g mỗi con khi mới sinh. Chu kỳ mang thai là 96 ngày và cho con bú khoảng 18 tháng. Gấu trưởng thành sau 3-4 năm, và trong điều kiện nuôi nhốt, chúng sống được 28 năm.
Nuôi con suốt 18 tháng
Mùa giao phối của gấu chó là bất kỳ thời điểm nào trong năm. Con cái thường xây dựng ổ sinh sản dưới gốc cây hoặc trong các hang rỗng. Gấu con sinh ra chưa có lông, không nhìn được và nặng 280 gram. Sau khoảng 30 ngày, mắt của chúng sẽ mở ra và chúng sống với mẹ khoảng 18 tháng. Loài gấu này không đẻ nhiều, thường chỉ sinh 2 con, tối đa là 4 con mỗi lần. Gấu chó mẹ sẽ dạy cho con mình cách kiếm ăn, săn mồi trong suốt thời gian sống chung là 1,5 năm.
Gấu chó đang có nguy cơ bị tuyệt chủng
Hiện nay, gấu chó đang có nguy cơ tuyệt chủng bởi hai nguyên nhân chính: Môi trường sống bị phá hủy và do săn bắn của con người. Những mối đe dọa, nguy hiểm này không phân bố đều trong phạm vi của chúng.
Môi trường sống bị phá hủy
Việc khai thác rừng quá mức, chặt phá rừng trái phép gây ra mất rừng và suy thoái rừng hay do cháy rừng khiến cho môi trường sống của loài này bị ảnh hưởng trầm trọng. Nguồn thức ăn của gấu chó trở nên khan hiếm hơn, ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt của loài gấu này.
Săn bắn
Hiện tượng săn bắn trộm là mối đe dọa lớn của hầu hết các quốc gia. Trong các cuộc điều tra từ năm 1994 – năm 1997 ở Kalimantan, những người được phỏng vấn đã thừa nhận săn bắn gấu chó và sử dụng thịt gấu để làm thức ăn. Bên cạnh đó, mật gấu mang lại giá trị cao cũng là mục tiêu để con người săn bắt.
Một số nơi nuôi nhốt cũng chỉ phục vụ mục đích lấy mật nên khiến số lượng của loài bị suy giảm trầm trọng. Chúng là một trong những loài gấu chính trở thành mục tiêu buôn bán mật gấu ở Đông Nam Á và được nuôi tại các trang trại gấu ở Việt Nam, Lào và Myanmar.
Những điều thú vị ít người biết về gấu chó
Bên cạnh những thói quen sinh hoạt hay tập tính sinh sản, gấu chó còn rất nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết tới:
Đi lại vụng về
Bàn chân của gấu chó khá khỏe, móng vuốt lớn. Khi chúng bước đi, hai chân phải xen kẽ với bước đi hai chân trái. Chúng có thể di chuyển với tốc độ lên tới 55km/h khi leo đồi. Khi đi từ trên xuống, chúng đi chậm lại do kích thước chân sau của loài này dài hơn chân trước.
Gấu chó nhỏ thường đi lại khá vụng về. Do trọng lượng của chúng, chúng đưa bàn chân ra ngoài bằng gót và ngón chân bên trong. Gấu trưởng thành trèo cây tương đối khó khăn nên chỉ những chú gấu “thanh niên” mới hay leo trèo. Chúng còn có thể ngủ luôn trên cây. Đặc biệt, gấu này còn có khả năng bước đi lặng lẽ trong quá trình đi săn. Sự nhẹ nhàng ấy sẽ khiến con mồi không hề hay biết về sự xuất hiện của kẻ địch khổng lồ này.
Yêu thương các con
Dẫn con đi thăm thú, khám phá
Gấu chó mẹ sẽ bắt các con mình đi bộ suốt quãng hành trình di chuyển để kiếm ăn, đi dạo cũng như học tập kỹ năng sống. Tuy nhiên khi gấu con mệt mỏi, đòi mẹ cõng thì chúng sẵn sàng cõng con trên lưng để giảm bớt mệt mỏi cho con. Chúng dẫn con đi khắp nơi, mở mang tầm mắt. Đây là khoảng thời gian tuyệt đẹp của gấu mẹ và các con. Trong quá trình khôn lớn và trưởng thành, gấu mẹ luôn hết sức đưa các con của mình đến những nơi đẹp đẽ, giúp gấu con tận hưởng cuộc sống, thiên nhiên hoang dã đầy thơ mộng.
Dạy con kiếm sống và kỹ năng sinh tồn
Gấu mẹ dạy cách kiếm ăn, kỹ năng sinh tồn để gấu con có thể tồn tại độc lập trong môi trường sống khi không có mẹ. Đây là điều cực kỳ quan trọng trong quá trình nuôi con của loài gấu chó. Trong việc này, gấu mẹ vô cùng nghiêm khắc để gấu con không dựa dẫm, ỉ lại và có thể sống tốt khi trưởng thành. Tương tự việc săn bắt và tìm kiếm thức ăn, gấu mẹ bắt còn dạy con những kỹ năng sinh tồn thiết yếu như bơi lội, ẩn nấp. Gấu con lần đầu xuống nước sẽ luôn sợ hãi, nhút nhát và miễn cưỡng. Tuy nhiên, theo hiệu lệnh, gấu con vẫn phải xuống nước và học tập. Chỉ khi mệt, kiệt sức và không thể cố gắng thêm được, gấu mẹ mới cõng đàn con di chuyển qua sông.
Những tác hại khi sử dụng mật gấu
Mật gấu được coi là dược liệu quý hiếm nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trong mật gấu cũng như quá trình điều chế có nhiều thành phần độc hại, nguy hiểm cho con người:
- Trong mật gấu có chất độc hại gây viêm gan, hay trong mật của loài gấu chó có axit chenodeoxycholic gây viêm gan, xơ gan. Ngoài ra, uống mật gấu còn có thể mang theo mầm bệnh gây ung thư gan.
- Loài gấu chó có khả năng uống được nhiều lít mật ong cũng như tiêu hóa tổ thịt sống, tuy nhiên con người không thể làm được như vậy. Do đó uống mật gấu sẽ gây sốt và sử dụng quá nhiều gây tổn hại đến các tế bào gan, thận, làm suy gan và tử vong.
- Mật gấu thường dùng để xoa bóp các vết thương, tụ máu khi bị ngã xe… Nhưng nếu uống mật gấu sẽ làm cho máu lưu thông nhanh, vỡ mạch máu khiến cho viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày và tử vong. Thậm chí, có người còn bị xung huyết khắp nơi, sưng đỏ vì vỡ mạch máu.
- Nhiều người cho rằng sử dụng mật gấu chó giúp tăng cường sinh lý. Nhưng thực tế là không phải. Sử dụng mật gấu không đúng sẽ làm giảm chất lượng tinh trùng, thậm chí bị vô sinh.
- Bên cạnh đó, nhiều nơi nuôi gấu chó để phục vụ mục đích hút mật. Trong quá trình đó, thuốc kháng sinh sẽ được tiêm trực tiếp để phòng chống nhiễm trùng. Vì vậy, trong mật gấu luôn chứa lượng lớn kháng sinh, nguy hiểm cho người sử dụng.
Kết luận
Qua bài biết trên, chắc rằng bạn cũng thấy được những điều thú vị từ loại gấu chó này. Hãy cùng chung tay góp sức để bảo vệ loài gấu này cũng như góp phần giữ được sự đa dạng cho thế giới động vật.