Hà mã là loài động vật ăn cỏ có vú mang thân hình khổng lồ. Chúng sinh sống chủ yếu ở Châu Phi phần Hạ của sa mạc Sahara. Hà mã có tên theo tiếng Hy Lạp là “hippopotamus” được dịch ra là ngựa nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chúng không có liên quan nào đến loài ngựa.
Thông tin chi tiết về loài hà mã
Loài hà mã sinh sống chủ yếu ở vùng gần sa mạc Sahara của châu Phi. Nơi sinh sống yêu thích của chúng phải là những khu vực nhiều nguồn nước. Bởi vì chúng là loài lưỡng cư, thời gian của hà mã chủ yếu là hoạt động dưới nước. Thường một ngày chúng dành đến tận 16 tiếng ngâm mình dưới nước.
Chúng không phải là loài động vật biết bơi mà chủ yếu là đi bộ dưới. Tập tính sinh sống của hà mã là sống theo đàn. Mỗi đàn có số lượng từ 10 – 30 con, gồm cả con đực và con cái. Và đầu đàn sẽ là một con đực to lớn đảm nhiệm dẫn dắt cả đàn. Trong một số trường hợp có cộng đồng lên tới cả 200 con.
Loài này có kích thước khổng lồ khi chiều dài có thể đạt từ 3,3m đến 5m. Chiều cao thì tầm 1,6m chỉ tính tới vai của hà mã. Trọng lượng con cái trung bình khoảng 1.400kg, còn con đực trưởng thành có thể đạt từ 1.600kg đến 4.500kg. Chúng có làn da nhạy cảm nên rất thích ngâm mình trong nước, bởi vậy môi trường sống của chúng phải là khu vực dồi dào nguồn nước. Trung bình mỗi con sẽ có tuổi thọ tới 36 năm.
Loài vật này có mức độ nguy hiểm đáng sợ không?
Thường những loài động vật ăn cỏ rất hiền, ít khi tấn công con người. Những loài hà mã thì hoàn toàn ngược lại. Chúng không hề hiền lành và nhút nhát như những loài ăn cỏ khác mà cực kỳ hung hăng. Hà mã được xếp hạng là một trong những loài động vật nguy hiểm nhất Châu Phi.
Thống kê số liệu con người bị hà mã tấn công
Hà mã là loài động vật rất hung dữ, độ hung hăng thì xếp trong top những con vật hung hăng nhất trên thế giới. Ở Châu Phi chũng được coi là loài động vật nguy hiểm nhất mà không một ai dám chọc vào. Theo thống kê thì hà mã là loài vật giết và tấn công người nhiều nhất. Khi mỗi năm có tới tận 2900 người bị biết bởi chúng, một con số khổng lồ.
Nguyên nhân Hà mã tấn công con người
Lý do loài hà mã đặc biệt hung dữ như vậy là khi chúng nhận thấy lãnh thổ của chúng bị xâm phạm và ai đó động đến con cái của chúng. Bởi vậy nên khi những người dân Châu Phi vô tình đi vào lãnh thổ của chúng thì rất dễ bị tấn công và mất mạng. Chúng sẽ phi lại gần con người với tốc độ nhanh trên 48km/h. Kéo con người xuống đầm rồi cắn phá nát thuyền của họ. Sau đó thì nghiền nát con người bằng bộ hàm chắc khỏe của chúng.
Mức độ tấn công mạnh như thế nào?
Mức độ tấn công và sự hung hăng của chúng mạnh vô cùng, không có loài động vật kích thước lớn nào bì kịp. Với thân hình có trọng lượng lên đến vài tấn và bộ hàm chắc khỏe nhai nát được 2 con cá sấu cùng một lúc (ngang một chiếc búa tạ khổng lồ). Chúng rất hay tấn công con người và những tàu bè nhỏ trên sông. Tuy có thân hình khổng lồ trên 4 chiếc chân ngắn tũn nhưng tốc độ của chúng có thể đạt đến 48km/h và con người chạy đua không bao giờ được với chúng.
Hà mã là loài động vật có vú với trọng lượng xếp thứ 3 trên mặt đất. Không một ai dám trêu chọc một con hà mã, nhất là khi chúng đang dùng bữa. Kể cả những con hà mã được nuôi nấng và làm quen với con người từ nhỏ thì cũng rất nguy hiểm khi chúng có thể giết chết người chủ nuôi nấng mình.
Lý do hà mã thích ngâm mình dưới nước
Hãy cùng tìm hiểu vì sao loài động vật kích thước khổng lồ này lại luôn thích ngâm mình dưới nước nhé!
Cơ thể Hà mã cần nạp nhiều nước mỗi ngày
Đầu tiên, vì kích thước to lớn nên lượng nước mà chúng cần nạp vào mỗi ngày cũng phải rất nhiều. Do hệ tiêu hoá của nó rất khác biệt so với động vật nhai lại, lạc đà hay lợn thì ruột kết của chúng rất ngắn mà lại không có manh tràng (cơ quan đảm nhận nhiệm vụ hấp thu nước). Nên hầu hết khoảng tới 90% lượng nước chúng nạp vào cơ thể đều bị bài tiết qua phân. Bởi vậy để không bị thiếu nước thì chúng cần phải uống rất nhiều nước.
Hà mã có làn da nhạy cảm trong môi trường khô
Nguyên nhân tiếp theo là hà mã có làn da rất nhạy cảm. Khi không ở dưới nước và tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, làn da của chúng sẽ bị khô và nứt nẻ. Làn da của hà mã rất trơn nhẵn và không có lông bảo vệ rất thích hợp cho môi trường dưới nước. Nên chúng có nhược điểm là thiếu phần bảo vệ da.
Chúng rất sợ tiếp xúc da trực tiếp với ánh nắng, nhất là cái nắng cháy da cháy thịt ở Châu Phi. Nên chúng luôn ngâm mình trong nước để được thoải mái và dễ chịu nhất, không bao giờ chúng dám rời khỏi mặt nước quá lâu.
Có một điều đặc biệt ở loài hà mã mà ít người biết đến. Một loại chất dịch màu đỏ sẽ được tiết qua da khi chúng rời khỏi mặt nước quá lâu được mọi người gọi là “mồ hôi máu”. Nhưng thật ra đó không phải máu, cũng không phải là mồ hôi. Nó như là một lớp kem chống nắng được tiết da để bảo vệ làn da cho hà mã. Chúng có màu sắc đỏ như máu là vì có chứa sắc tố axit trong đó.
Hà mã cùng họ với cá heo, cá voi
Hà mã được phân thuộc loại họ Artiodactyla, nhưng theo các nghiên cứu của các nhà sinh học hiện đại đã có phát hiện mới khi phân tích phân tử. Họ cho rằng hà mã thật ra có họ hàng gần nhất là loài cá voi và loài cá heo.
Tổ tiên chung của cả 2 loài cá voi và hà mã này từ rất lâu đã tách ra khỏi những loài động vật có móng guốc. Tổ tiên của 2 loài này là một loài bán thuỷ sinh có niên đại 60 triệu năm. Khoảng vào tầm 54 triệu năm về trước loài bán thuỷ sinh này đã tách riêng ra làm 2 nhóm.
Một nhóm sẽ đi mở rộng ra những vùng nước mặn khác, chính là tổ tiên của loài cá voi và cá heo ngày nay. Một nhóm khác thì vẫn giữ nguyên môi trường sống bán thuỷ sinh của tổ tiên chính là loài hà mã ngày nay.
Thực trạng đáng báo động của hà mã
Ngày nay, nhiều nguồn thống kê cho thấy hà mã đang bị săn bắt trái phép một cách đáng báo động. Chúng đang có nguy cơ trước bờ vực tuyệt chủng, vì răng của chúng được rao bán trên những thị trường chợ đen với mức giá khủng. Trước đây loài động vật hung dữ này không hề thuộc vào tầm ngắm của bọn chuyên săn bắt, thì ngày nay chúng là con mồi béo bở cho những tay săn truy lùng.
So với ngà voi thì răng của hà mã dễ buôn lậu hơn rất nhiều. Hậu quả là chúng trở thành những con mồi dễ bị săn bắt nhất nhằm mục đích thương mại. Hơn nữa khi voi nằm trong danh sách nghiêm cấm săn bắt, thì hà mã vẫn được cho phép săn bắt với giới hạn nhất định. Thành ra loài hà mã bị săn bắt trộm rất nhiều, mà cục quản lý rất khó để quản lý và siết chặt các quy định.
Biện pháp ngăn chặn nguy cơ hà mã tuyệt chủng
Hiện nay, có rất nhiều thị trường chợ đen chuyên buôn bán những động vật hoang dã hoạt động một cách ngang nhiên, mà chưa bị bắt giữ. Vì vậy cần những biện pháp nghiêm ngặt hơn như:
Các cơ quan chức năng cần nặng tay hơn
Những cơ quan chức năng có liên quan cần phải làm việc quyết liệt hơn để triệt phá được tận gốc rễ những hệ thống tội phạm săn bắt và buôn bán động vật hoang dã. Cần phải truy bắt diện rộng và xử phạt nặng tay với các loại tội phạm này để răn đe.
Những cơ quan thực thi nhiệm vụ và những cục quản lý tại các tuyến đầu khu vực biên giới, sân bay, cảng, cửa khẩu,… phải luôn có sự quyết đoán và giữ vững tinh thần tận trung với nước. Không được để bản thân sa ngã vì những vật chất mà đánh đổi. Đây không chỉ còn là lợi ích của riêng nước ta, mà nó còn thể hiện sự tôn nghiêm với pháp luật của đất nước Việt Nam. Xử lý nghiêm minh, không bỏ sót tội phạm và không có vùng cấm.
Áp dụng hình phạt nghiêm khắc
Buôn bán động vật hoang dã là một cách làm giàu nhanh. Khi lợi nhuận thì khổng lồ, mà hình phạt thì chưa nghiêm khắc. Khiến bọn tội phạm không hề sợ hãi. Bởi vậy cần phải đưa ra những quy định hiện hành trong pháp luật, với những hình thức xử phạt thật nặng để răn đe là rất quan trọng cho chiến dịch thanh trừng bọn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.
Đưa ra nhiều biện pháp để thắt chặt quản lý hơn
Một số biện pháp để có thể thắt chặt và dễ quản lý hơn như:
Đưa những con hà mã đang được nuôi tại những cơ sở tư nhân phải được đăng ký mã số và gắn chíp. Giấy tờ mua bán hợp pháp và đầy đủ.
Cần đưa ra những văn bản pháp luật hiện hành nhằm quản lý chặt chẽ ở những cơ sở nuôi, hoạt động thương mại động vật hoang dã. Nhằm tránh có những lỗ hổng trong quy định, để các cơ sở trên tồn nguồn hàng ra ngoài và nhập hàng vào một cách bất hợp pháp.
Bên cạnh đó còn cần nêu ra được những phương án giúp địa phương có phương tiện giám sát và quản lý, hình phạt nghiêm khắc nếu có trường hợp vi phạm xảy ra.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên đây đã đưa đến cho bạn cách nhìn rõ hơn về loài hà mã này. Chúng là động vật ăn cỏ nhưng lại rất hung dữ. Bên cạnh biết được lý do vì sao chúng thích ngâm mình trong nước thì bạn cũng biết chúng đang trong danh sách loài có nguy cơ tuyệt chủng do bị săn bắt trái phép. Vì vậy, mỗi người chúng ta hãy cùng chung tay để bảo vệ loài động vật này nhé!