dongvatquy24h.net - Cung cấp thông tin về động vât quý hiếm
  • Trang chủ
  • Thú quý hiếm
  • Bò sát quý hiếm
  • Loài cá quý hiếm
  • Động vật quý hiếm khác
  • Tin tức
No Result
View All Result
dongvatquy24h.net - Cung cấp thông tin về động vât quý hiếm
No Result
View All Result
Home Thú quý hiếm

Hổ Bengal – Những gì bạn cần biết về loài hổ siêu quý hiếm 

admin by admin
27 Tháng 10, 2022
in Thú quý hiếm
0
 Bengal là chúa sơn lâm có phong thái tự tin, hùng dũng 

 Bengal là chúa sơn lâm có phong thái tự tin, hùng dũng 

0
SHARES
81
VIEWS

Hổ Bengal là một trong những loài thú quý hiếm nhất, được quan tâm và bảo tồn ở nhiều vườn thú của các quốc gia trên thế giới. Loài hổ này có vẻ đẹp uy nghi xứng tầm vị thế chúa sơn lâm. Nhưng ngoài những đặc điểm trên, hổ Bengal còn có khá nhiều đặc điểm đáng chú ý khác. Nếu bạn quan tâm đến loài hổ này, tham khảo ngay những thông tin có trong bài viết dưới đây. 

Hổ Bengal – loài hổ siêu quý hiếm

Bengal là một trong những loài hổ quý hiếm nhất. Do đó, những thông tin liên quan đến loài hổ này được quan tâm hơn bao giờ hết. Và dưới đây là những thông tin quan trọng nhất mà bạn cần biết về các loại hổ Bengal, tổ tiên và pháp danh khoa học của loài hổ này.  

Tổng quan về hổ Bengal 

Bengal còn có tên gọi khác là Hổ hoàng gia Bengal. Danh pháp khoa học của loài hổ này là Panthera tigris tigris. Loài hổ này lần đầu tiên được biết đến ở một số vùng như Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, nam Tây Tạng. Tuy nhiên, tại những quốc gia này, hổ Bengal đang bị săn bắt và có nguy cơ tuyệt chủng. 

Do đó, loài hổ hoàng gia này được nằm trong sách đỏ, và có mặt trong danh sách bảo tồn của nhiều quốc gia. Dự án hổ ở Ấn Độ đã nâng tổng số lượng hổ từ 1.909 cá thể năm 2010 lên tới 3.356 cá thể chỉ sau vài năm. Hay những dự án bảo tồn ở Bangladesh, Nepal hay Bhutan cũng đã cải thiện đáng kể tình hình của số lượng loài hổ này trong những năm gần đây. 

Tổ tiên di truyền

Tổ tiên của Bengal là loài hổ xuất hiện ở Ấn Độ khoảng 12.000 năm trước. Loài hổ này được biết đến là có nguồn gốc ở Sri Lanka và di chuyển đến tiểu lục địa Ấn Độ trước cuối kỷ Pleistocene. Loài hổ này có ba vị trí nucleotide ty thể riêng biệt và 12 alen khác lạ so với tổ tiên của nó. 

Phân loại hổ Bengal 

Hổ Bengal sống tại Bangladesh và Ấn Độ là loài hổ phổ biến nhất. Chúng sống trong nhiều môi trường khác nhau và có đặc điểm chung là màu lông nâu cam với các sọc cam. Đôi khi, bạn cũng có thể bắt gặp những cá thể hổ có màu trắng. 

Ngoài ra, với thể Pleistocene, biến đổi gen sẽ xuất hiện, sinh ra một số loài hổ đặc biệt. Một số loài hổ phổ biến nhất có thể kể đến như  P. t. tigris ở lục địa châu Á, P. t. sondaica ở quần đảo Sunda Lớn,…

Hổ Bengal được tìm thấy nhiều ở Bangladesh
Hổ Bengal được tìm thấy nhiều ở Bangladesh

Môi trường sống của Bengal

Môi trường sống chính của hổ Bengal là khu vực đồng cỏ, có nhiệt độ ấm áp. Do đó, những rừng mưa nhiệt đới, cận nhiệt đới là môi trường sống lý tưởng nhất của loài hổ này. Một số quốc gia ghi nhận lượng hổ Bengal nhiều nhất là Ấn Độ, Myanmar, Bangladesh. Đặc biệt, loài hổ này thường xuất hiện dọc các con sông lớn và một số khu vực miền núi khác. 

Tuy nhiên, do vấn nạn săn bắn, nên môi trường sống của loài động vật này đang bị thu hẹp. Mặc dù tại một số quốc gia như Ấn Độ hay Bangladesh đã ban hành các quy định ngăn cấm săn bắn, tuy nhiên việc bảo vệ loài động vật này vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn. 

Đặc điểm của hổ Bengal

Không phải ngẫu nhiên mà Bengal là một trong những loài hổ được chú ý nhất hiện nay. Loài hổ này có những đặc điểm rất riêng về phong thái, hành vi và loại thức ăn chính. Và dưới đây là một số đặc trưng cơ bản mà bạn nên biết về loài hổ này. 

Phong thái

Hổ Bengal là chúa sơn lâm đích thực loài động vật này gây ấn tượng với phong thái tự tin, làm chủ núi rừng. Sự nguy hiểm của hổ đến từ những bước đi đĩnh đạc, chậm rãi và cách di chuyển đầy khôn ngoan. Loài hổ này cũng nổi tiếng với sức mạnh, tốc độ vượt trội hơn bất cứ sinh vật săn mồi trong rừng xanh nào. 

 Bengal là chúa sơn lâm có phong thái tự tin, hùng dũng 
Bengal là chúa sơn lâm có phong thái tự tin, hùng dũng

Thói quen hoạt động của hổ Bengal

Hổ Bengal không phải là động vật ưa ồn ào hay sống theo bầy đàn. Loài hổ này có ý thức bảo vệ lãnh thổ và có thói quen di chuyển xung quanh lãnh thổ đã đánh dấu trước đó của mình. Ngoài những đặc điểm kể trên, hổ Bengal còn có một số thói quen hoạt động đặc trưng khác như : 

Phạm vi đánh dấu lãnh thổ của hổ 

Hổ Bengal thường không sống theo bầy đàn và thường đề cao việc xác định phạm vi lãnh thổ. Vớ hổ cái, phạm vi lãnh thổ nằm trong khoảng 20 km. Trong phạm vi này, hổ cái sẽ thực hiện một số biện pháp để đánh dấu biên giới và có biện pháp để xua đuổi những kẻ xâm nhập trái phép. 

Với hổ đực, phạm vi trên đánh dấu lãnh thổ sẽ rộng hơn. Thông thường, phạm vi hoạt động của cá thể đực trưởng thành sẽ lên đến 100 km. Hổ đực cũng thường xuyên đi xung quanh lãnh thổ của mình, cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu để tranh giành lãnh thổ khi gặp đối thủ cạnh tranh. 

Thói quen hoạt động khi không săn bắn của hổ 

Khi không săn bắn, ngoài dành phần lớn thời gian để kiểm soát lãnh thổ, hổ Bengal sẽ có thói quen ngồi nghỉ hay phơi mình dưới ánh nắng. Hổ cũng thường lao mình xuống sông, suối, liếm láp để tìm kiếm sự mát mẻ và thư giãn. 

Thói quen đi săn của hổ 

Khi đi săn, tốc độ tối đa của hổ Bengal có thể lên đến 65 km/giờ. Loài hổ này có kỹ thuật đi săn đặc biệt khi không ngay lập tức lao về phía trước khi gặp con mồi. Thay vào đó, nó sử dụng tiếng gầm và kỹ năng săn mồi để tiếp cận con mồi và hạ gục đối tượng. 

Cách hổ nuôi dạy con non 

Nhìn chung, thời gian sinh sản và thói quen chăm sóc con non của hổ Bengal không có nhiều sự khác biệt so với loài hổ nói chung. Hổ mẹ luôn cảnh giác trong quá trình mang thai và nuôi dạy con non để tránh kẻ thù tấn công và bảo vệ đàn con. 

Con non của hổ Bengal 
Con non của hổ Bengal

Thức ăn yêu thích của hổ Bengal 

Theo một số thống kê loài này thường tiêu thụ lên đến 330 kg thịt trong một ngày. Để đáp ứng nhu cầu trên, hổ bắt buộc phải đi săn thường xuyên và những con mồi phổ biến nhất của loài này có thể kể đến như nai, lợn rừng, hươu, thậm chí là bò tót. 

Gia súc 

Hổ Bengal không thường săn bắt gia súc. Bởi những loài động vật cỡ nhỏ thường không đáp ứng nhu cầu khá lớn của loài động vật này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như nguồn thức ăn khan hiếm, con mồi của hổ có thể là những động vật cỡ nhỏ. Tại một số quốc gia, trong khu vực có hổ sinh sống, người dân có phát hiện hiện tượng hổ tấn công các loài gia súc, gia cầm khi có cơ hội. 

Các loại động vật có kích thước từ trung bình tới lớn 

Những động vật có kích thước từ trung bình tới lớn mới là thức ăn yêu thích của hổ Bengal. Trong môi trường tự nhiên, loài hổ này thường săn bắn nai, lợn rừng, hươu, sơn dương,…

Đôi khi nó cũng tấn công voi, tê giác, một số ghi chép đã cho thấy loài hổ này đã hạ gục voi trưởng thành trong vườn thú hay giết chết một con tê giác nhỏ. Tuy nhiên, trường hợp này không thường xuyên xảy ra bởi sự chênh lệch về cân nặng và sức mạnh. 

Một số loại động vật ăn thịt 

Hổ Bengal cũng là kẻ thù của một số loài động vật ăn thịt như chó sói, chó rừng, báo hoa mai, cá sấu, rắn hổ mang chúa. Đặc biệt, loài hổ này cũng đã từng đụng độ với sư tử châu Á.  Một số ghi chép cho biết khi quần thể sư tử châu Á và Bengal chồng chéo lẫn nhau tại Ấn Độ, mâu thuẫn đã xảy ra. Và loài hổ này chính là nguyên nhân dẫn đến việc sư tử châu Á không còn quá phổ biến tại Ấn Độ. 

Chu kỳ sống của “chúa sơn lâm” Bengal

Hổ Bengal yêu thích lối sống đơn độc. Trong tự nhiên vẫn ghi nhận một số trường hợp hổ trưởng thành sống theo đàn. Tuy nhiên trong mỗi một độ tuổi khác nhau, hổ lại có đặc điểm riêng. Và dưới đây là một số thông tin bạn cần biết về chu kỳ sống của hổ. 

Con non của hổ Bengal 

Hổ cái sẽ mang thai con non trong vòng hơn ba tháng. Thông thường, trong một lần sinh, khoảng 1 – 4 con non sẽ ra đời. Cân nặng ban đầu của hổ sẽ dao động trong khoảng từ 780 g đến 1.600 g. Trong những tuần đầu, răng của hổ con sẽ chưa mọc hoàn toàn, mắt và tai cũng chưa hoạt động bình thường. 

Chỉ sau khoảng 8 tuần tuổi, tăng vĩnh viễn của hổ mới xuất hiện. Lông cũng bắt đầu dày hơn khi hổ đạt 5 tháng tuổi. Và ngay từ khi 2 tháng tuổi, hổ con đã có thể ăn được một số loại thịt và dừng bú mẹ sau 6 tháng tuổi. 

Hổ tách khỏi nhóm khi đạt 2 - 3 năm tuổi 
Hổ tách khỏi nhóm khi đạt 2 – 3 năm tuổi

Thời kỳ phát triển 

Hổ con bắt đầu săn mồi khi đạt 6 tháng tuổi. Tuy nhiên trong thời gian này, con non vẫn theo sát bên mẹ của mình. Sau 2 – 3 năm đầu tiên, hổ mới tách khỏi nhóm và săn bắn độc lập. 

Thời kỳ trưởng thành

Độ tuổi trưởng thành của hổ Bengal đực là 4 tuổi. Trong khi đó, hổ cái được coi là trưởng thành khi đạt 3 tuổi. Tuổi thọ trung bình của loài hổ này là 26 năm. Và loài hổ này dành phần lớn thời gian để sống đơn độc. Chỉ trong mùa sinh sản, người ta mới có thể bắt gặp loài hổ này sinh sống theo đàn. 

Thức ăn và tập tính săn mồi

Thịt là thức ăn chính của hổ Bengal. Là động vật ăn thịt có nhu cầu khá cao, nên loài hổ này đi săn khá thường xuyên. Những chuyến săn mồi của nó cũng khá khốc liệt khi con mồi là những loài thú rừng có kích thước lớn, khá nhanh nhẹn như hươu, linh dương, lợn rừng, thậm chí là trâu rừng, bò tót. 

Đôi khi hổ Bengal cũng săn những động vật nhỏ hay các loài thú ăn thịt. Tuy nhiên dù con mồi là loại động vật nào, hổ cũng giữ được tập tính săn mồi đặc trưng. Một số kỹ thuật săn mồi của loài động vật này có thể kể đến như theo dõi con mồi từ xa, ẩn nấp, tấn công bất ngờ,…

Loài động vật này đi săn khá thường xuyên 
Loài động vật này đi săn khá thường xuyên

Kết luận 

Hổ Bengal là loài thú quý hiếm, hiện đang xuất hiện ít dần trong tự nhiên. Nếu bạn không có cơ hội trực tiếp nhìn thấy loài hổ này, mong rằng những thông tin có trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về chúa tể rừng xanh, loài động vật mang tính biểu tượng của vùng núi rừng Bangladesh.

admin

admin

Next Post
Cá ngạch, đặc điểm và những điều cần biết khi nuôi cá

Cá ngạch, đặc điểm và những điều cần biết khi nuôi cá

Học cách bảo vệ Gấu Trúc Đỏ: Các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ cho loài gấu này.
Thú quý hiếm

Các tập tính và thói quen của gấu trúc đỏ – Điều thú vị

by admin
10 Tháng 3, 2023
0

Học về Các Tập tính và Thói quen của Gấu Trúc Đỏ là một cuộc khám phá thú vị và...

Read more
Nguồn gốc của Gấu Trúc Đỏ

Khám phá điều thú vị về gấu trúc đỏ – Những kiến thức thú vị

10 Tháng 3, 2023
Khám phá nguyên nhân gấu trúc đỏ là loài gấu tuyệt chủng

Khám phá Nguy cơ tuyệt chủng của gấu trúc đỏ – Điều cần biết

10 Tháng 3, 2023
Mức độ hiếm của Gấu Trúc Đỏ

Khám phá Đặc điểm ngoại hình của gấu trúc đỏ – Điều cần biết

10 Tháng 3, 2023
Đặc điểm ngoại hình của Chim Hồng Hạc Flamingos

Tìm hiểu Nguy cơ tuyệt chủng của Chim Hồng Hạc hiện nay

8 Tháng 3, 2023
logo

Đến với dongvatquy24h, các bạn sẽ được tìm hiểu những loài động vật quý hiếm

đang được bảo tồn vào danh sách đỏ quốc tế. Theo dõi để biết thêm nhé!

2022 Copyright of https://dongvatquy24h.net/ DMCA.com Protection Status
  • Trang chủ
  • Thú quý hiếm
  • Bò sát quý hiếm
  • Loài cá quý hiếm
  • Động vật quý hiếm khác
  • Tin tức