dongvatquy24h.net - Cung cấp thông tin về động vât quý hiếm
  • Trang chủ
  • Thú quý hiếm
  • Bò sát quý hiếm
  • Loài cá quý hiếm
  • Động vật quý hiếm khác
  • Tin tức
No Result
View All Result
dongvatquy24h.net - Cung cấp thông tin về động vât quý hiếm
No Result
View All Result
Home Thú quý hiếm

Kỹ thuật nuôi cầy hương như thế nào? Thông tin chi tiết

admin by admin
26 Tháng 12, 2022
in Thú quý hiếm
0
Cầy hương đã được thuần dưỡng, mỗi năm có thể đẻ 2 lứa

Cầy hương đã được thuần dưỡng, mỗi năm có thể đẻ 2 lứa

0
SHARES
74
VIEWS

Cầy hương là một loài động vật hoang dã nhưng nhờ có giá trị cao về dược liệu và thực phẩm nên hiện nay việc nuôi cầy hương ngày càng phổ biến. Dưới đây là một số hướng dẫn và kinh nghiệm nuôi cầy hương để bạn đọc tham khảo.

Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

Cầy hương rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao, yêu cầu về chăm sóc nuôi dưỡng rất đơn giản.

1. Chuồng trại:

Chuồng nuôi con cầy hương được thiết kế đơn giản bằng cách xây tường xi măng trên một khoảng sân trống hình chữ nhật. Tường xây cao khoảng 1m bao quanh phía trên tường là lưới B40 và có cửa mở ra vào chắc chắn. Chuồng nuôi cầy hương làm theo hướng đông nam, mái lợp ngói, cao ráo, thoáng mát, có hệ thống cửa sổ đóng mở thuận lợi, có lắp đặt quạt thông gió, đảm bảo đông ấm, hè mát. Bên trong chuồng cầy hương sinh sản, được thiết kế mặt bằng xi măng, hoặc bằng đất và được chia thành nhiều ngăn, mỗi ngăn có diện tích khoảng 5-10m2, có lỗ trống để thoát nước dễ dàng… Mỗi ngăn được thả nuôi hai con cầy hương đực và cái.

Trong chuồng có thể thiết kế giàn nhiều tầng (2-3 tầng) bằng bê tông hay tre, gỗ chắc chắn để chứa cũi nhốt cầy, mỗi tầng cao 0,7-0,8 m, các cũi để trên một tầng phải được ngăn kín bằng tấm các tông màu để cầy hương trong hai cũi không trông thấy nhau, nhằm phòng chống hiện tượng stress. Nền từng tầng được làm bằng bê tông hơi dốc (khoảng 5-60) về phía có rãnh thoát nước thải của nền chuồng. Thông thường cũi nhốt cầy được làm kiên cố bằng lưới sắt B40, cửa có then cài chắc chắn, để cầy không chui ra được.

Có thể bạn quan tâm:

  • Cầy hương là gì? Tổng hợp thông tin quan trọng về chúng
  • Cầy mực: Loài động vật có nước tiểu thơm hệt bắp rang bơ
  • Cầy vòi hương và những thông tin bạn có thể chưa biết
Chuồng nuôi cầy hương được thiết kế đơn giản
Chuồng nuôi cầy hương được thiết kế đơn giản

Mỗi cũi hình hộp chữ nhật có thể tích 1 m3 (rộng 1 m, dài 2 m, cao 0,5 m, có 4-6 chân cao 0,2 m), có thể nuôi được 2-3 con. Đáy cũi bằng lưới sắt hay tre, gỗ chắc chắn và thưa (cách nhau 7-10 cm) để phân lọt xuống nền tầng, khi vệ sinh dọn phân được dễ dàng.

2. Chọn giống và thời vụ nuôi thịt:

2.1. Chọn giống nuôi:

Chọn những con khỏe mạnh, không bị thương tật, lông mượt, mắt, mũi nhanh nhẹn, tinh tường… Cầy hương giống có khối lượng từ 1,0-1,5 kg/con thì dễ nuôi.

2.2. Thời vụ nuôi:

Thông thường thả cầy hương vào tháng 2-3. Thu, bán vào tháng 6-8. Cầy hương nếu được chăm sóc tốt, tăng trọng lượng rất nhanh có thể đạt 0,7-1,0 kg/con/tháng. Khi cầy đạt khối lượng khoảng 4-6 kg thì xuất bán theo nhu cầu của khách hàng.

3. Chăm sóc, nuôi dưỡng:

3.1. Thuần dưỡng cầy hương:

Trong tự nhiên, bản tính tự nhiên của cầy hương thường hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm là chủ yếu, thức ăn chính của cầy hương là côn trùng, chuột, chim, rắn, nhông, kiến, mối, trứng chim và nhiều loại củ, quả và rễ cây… Vì vậy, khi nuôi cầy hương ta nên cho cầy ăn bữa tối là chính, bữa sáng là phụ và tập cho cầy hương ăn thức ăn nhân tạo do con người cung cấp.

Tập cho cầy hương ăn thức ăn nhân tạo:

Muốn nuôi cầy ta phải mất thời gian tập cho chúng ăn thức ăn hoàn toàn mới lạ đối với bản năng tự nhiên của chúng, việc này phải tiến hành từ từ, kiên trì trong 5-10 ngày, cầy mới chịu ăn uống bình thường.

Trước tiên, ta để cầy nhịn đói trong 1-2 ngày, sau đó cho chúng ăn chuối chín bóc vỏ để cả quả (1-2 quả/con/bữa) trộn lẫn với cháo đường (cho tương đối ngọt như nấu chè) nấu nhuyễn. Ban đầu cầy chỉ ăn chuối và liếm cháo đường bám xung quanh, cho ăn như vậy khoảng 4-5 bữa. Sau đó, nghiền nhuyễn chuối chín với cháo đường cho ăn trong 1-2 ngày. Khi cầy chịu ăn, cho ăn cháo đường trước, hoa quả ăn bổ sung sau.

Để tăng khối lượng nhanh cần tập cho cầy ăn cháo đường ninh nhừ với các loại động vật như: Heo, chó, mèo, tôm, cá… và bổ sung thêm B.Complex, vitamin tổng hợp, cám gà đậm đặc (Concentrat)…

Cầy hương đã được thuần dưỡng, mỗi năm có thể đẻ 2 lứa
Cầy hương đã được thuần dưỡng, mỗi năm có thể đẻ 2 lứa

3.2. Vệ sinh chuồng trại:

Ngoài việc cho ăn vừa đủ, tránh thức ăn thừa ôi thiu, hàng ngày cần phải dọn vệ sinh và thỉnh thoảng cho phơi chuồng dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt mầm bệnh, đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, không gây ô nhiễm môi trường. Phân, nước tiểu được thoát ra ngoài qua hệ thống cống rãnh được bố trí khi thiết kế. Chuồng trại vệ sinh sạch sẽ, giúp cầy hương phát triển nhanh, sinh sản nhiều và không bị bệnh tật.

Có lẽ mang trong mình mùi thơm ngào ngạt nên cầy hương rất kỵ với những chuồng nuôi mất vệ sinh. Chuồng nuôi nào không quét dọn sạch sẽ chúng hay bị bệnh và bỏ đi chuồng khác.

3.3. Chăm sóc, nuôi dưỡng:

Cầy hương đã được thuần dưỡng, thường quanh quẩn gần chuồng nuôi và ngoan hiền như mèo, nhưng cần lưu ý, khi đẻ thì chúng rất dữ.

Cầy hương đã được thuần dưỡng, mỗi năm có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 2-5 con. Cầy hương con rất khỏe, ít bệnh tật…

Lưu ý, khi cầy hương tìm ổ đẻ, ta có thể dùng bồn sành sứ (loại bồn rửa mặt…) đặt vào chuồng rồi bắt cầy hương mang thai bỏ vào bồn cho chúng đẻ… trong điều kiện nuôi thuần hóa, nếu làm chuồng dưới đất hay đào hang sẵn cho cầy đẻ chúng chỉ nằm ì ở đó. Cầy hương chỉ đẻ khi chủ nuôi đưa chúng đặt vào bồn để đẻ. Lúc vừa mới đẻ xong, nếu bắt chúng đi, cầy mẹ sẽ xù lông cắn. Khi nào cầy con cứng cáp tìm cách ra khỏi bồn chúng mới ngoan ngoãn cho chúng ta bắt nhốt vào chuồng.

Bình quân, cứ đầu tư vài trăm ngàn đồng thức ăn, sau một năm nuôi, con cầy hương sẽ đạt trọng lượng trên dưới 5kg. Cầy hương vài ba tháng tuổi đã có thể xuất bán với giá 10 triệu đồng/cặp.

Phòng và trị bệnh:

Cầy hương trong điều kiện nuôi dưỡng nhân tạo rất mẫn cảm với các loại thức ăn mới lạ. Khi thay đổi thức ăn chúng thường hay bị bệnh tiêu chảy, phân không thành khuôn, loãng, nhiều nước. Nên phòng bệnh tiêu chảy bằng cách, cho cầy hương uống thuốc kháng sinh phòng bệnh hoặc trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn mới cho cầy hương ăn (liều phòng chỉ bằng 1/2-1/3 liều điều trị)…

Cầy hương cũng có thể bị bệnh cầu trùng
Cầy hương cũng có thể bị bệnh cầu trùng

Có thể bạn quan tâm:

  • Rồng đất – Loài bò sát thân thiện và lành tính bậc nhất
  • Rắn hổ mang chúa – Đứng đầu trong bộ tộc của loài rắn

Cầy hương cũng có thể bị bệnh cầu trùng (phân lẫn máu) hoặc bị bệnh thương hàn (sốt cao, phân lỏng màu vàng) như các loại gia súc gia cầm khác. Ta có thể điều trị bằng các loại thuốc thú y phòng chữa cho gia súc, gia cầm của các hãng sản xuất thuốc thú y có uy tín (trộn lẫn với thức ăn)… Liều lượng tính lượng thuốc/kg thể trọng, tương tự như liều dùng đối với gia cầm. Với thuốc uống theo kinh nghiệm của nhiều hộ nuôi cầy lâu năm, nên tăng gấp 3 lần so với hướng dẫn trên bao bì thì mới nhanh khỏi bệnh…

Trên đây là tổng hợp thông tin về kỹ thuật nuôi cầy hương, mong rằng hữu ích cho bạn đọc nhé.

Tổng hợp: https://dongvatquy24h.net/

admin

admin

Next Post
Tôm cũng là loại thức ăn cho cá lên màu tự nhiên đẹp nhất

Thức ăn cho cá rồng lên màu tốt nhất là những loại nào?

Học cách bảo vệ Gấu Trúc Đỏ: Các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ cho loài gấu này.
Thú quý hiếm

Các tập tính và thói quen của gấu trúc đỏ – Điều thú vị

by admin
10 Tháng 3, 2023
0

Học về Các Tập tính và Thói quen của Gấu Trúc Đỏ là một cuộc khám phá thú vị và...

Read more
Nguồn gốc của Gấu Trúc Đỏ

Khám phá điều thú vị về gấu trúc đỏ – Những kiến thức thú vị

10 Tháng 3, 2023
Khám phá nguyên nhân gấu trúc đỏ là loài gấu tuyệt chủng

Khám phá Nguy cơ tuyệt chủng của gấu trúc đỏ – Điều cần biết

10 Tháng 3, 2023
Mức độ hiếm của Gấu Trúc Đỏ

Khám phá Đặc điểm ngoại hình của gấu trúc đỏ – Điều cần biết

10 Tháng 3, 2023
Đặc điểm ngoại hình của Chim Hồng Hạc Flamingos

Tìm hiểu Nguy cơ tuyệt chủng của Chim Hồng Hạc hiện nay

8 Tháng 3, 2023
logo

Đến với dongvatquy24h, các bạn sẽ được tìm hiểu những loài động vật quý hiếm

đang được bảo tồn vào danh sách đỏ quốc tế. Theo dõi để biết thêm nhé!

2022 Copyright of https://dongvatquy24h.net/ DMCA.com Protection Status
  • Trang chủ
  • Thú quý hiếm
  • Bò sát quý hiếm
  • Loài cá quý hiếm
  • Động vật quý hiếm khác
  • Tin tức