Bò biển, nghe thật lạ phải không? Bò biển hay dugong, còn được gọi là cá cúi hay cá nàng tiên, là một động vật biển kích cỡ trung bình. Tuy ngư dân Việt thường gọi chúng là “cá” những thực ra đây là loại động vật có vú sống ở biển. Một điều thú vị nữa đó là tương truyền, các thủy thủ phương Tây khi thấy bò biển dưới nước, họ tưởng rằng chúng là người nên mới sinh ra những truyền thuyết về “nàng tiên cá” hay “mỹ nhân ngư” thuở xưa. Hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao số lượng bò biển đang bị giảm thông qua bài viết phía dưới đây nhé!
Lý do số lượng bò biển đang bị giảm là do đâu?
trong những lý do chính dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng của bò biển tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, đo là vì tình trạng săn/đánh bắt quá mức. Ngoài ra, ô nhiễm biển dẫn đến sự cạn kiệt cỏ biển, là nguồn thức ăn chính của bò biển cũng là một trong những nguyên nhân đẩy bò biễn tới bờ vực diệt vong. Ở Việt Nam và các nước lân cận, nhiều phương pháp đánh bắt hủy diệt và bất hợp pháp tại các hệ sinh thái cỏ biển, đã ảnh hưởng rất lớn đến các thảm cỏ biển và do đó đe dọa đến sự tồn tại của bò biển.
Có thể bạn quan tâm:
- Bật mí cách phân biệt bò biển và lợn biển đơn giản nhất
- Các trường hợp bò biển chết hiện nay, chuyện gì đã xảy ra?
- Kêu gọi cộng đồng cùng nhau chung tay bảo vệ loài bò biển
Tuy nhiên, nghiêm trong nhất đó là vấn đề đánh bắt bò biển, diễn ra không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều nơi trên thế giới. Thịt bò biển được cho là rất có giá trị. Ngoài ra, cũng giống như loài voi, chúng còn bị bị đánh bắt để lấy đi cặp ngà (thường là ở dugong đực trưởng thành) để làm đồ trang trí, trang sức. Một cặp ngà như vậy có thể được bán với giá 10 triệu đồng Việt Nam, tức là khoảng 650 đô la Mỹ. Ngoài ra, ô nhiễm biển dẫn đến sự cạn kiệt cỏ biển, là nguồn thức ăn chính của bò biển cũng là một trong những nguyên nhân, đẩy bò biễn tới bờ vực diệt vong. Bò biển cũng hay bị chết do mắc vào các loại lưới rê, lưới quây của ngư dân hoặc lưới bảo vệ tránh cá mập tại các bãi biển.
Tàu bè chạy nhanh ở những vùng biển nông có thể va vào, làm bị thương hoặc giết chết bò biển. Rác thải có thể làm bị thương bò biển. Chúng bị mắc vào những lưới cũ, dây câu và các loại dây buộc bị ném xuống biển, hay bị những mảnh thủy tinh sắc và rác thải cứng lẫn trong các thảm cỏ biển cứa vào thân thể.
Mối nguy cơ của bò biển là như thế nào?
Số lượng bò biển đang bị suy giảm đáng kể ngay cả tại những nơi đã từng tập trung nhiều. Bò biển đã biến mất tại những nơi như Đài Loan, đảo Malpes. Bò biển nằm trong Sách đỏ quốc tế, ở nhóm có nguy cơ tuyệt chủng cao. Trong “Sách đỏ Việt Nam” bò biển nằm trong danh sách Cực kỳ nguy cấp, là loài cấm khai thác dưới mọi hình thức. Trước đây, bò biển ở Việt Nam phổ biến ở vịnh Hạ Long, vùng ven biển Khánh Hòa, Côn Đảo, Phú Quốc. Hiện nay, ước tính chỉ còn khoảng 10 con sinh sống tại Côn Đảo, và khoảng 100-300 con sinh sống tại Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất nước ta.
Bò biển bị đe dọa tuyệt chủng mức cực kỳ nguy cấp
Dugong (Bò biển hay Cá cúi) là loài động vật có vú đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức cực kỳ nguy cấp theo Sách đỏ Việt Nam. Trong khi đó, theo Sách đỏ thế giới, loài này được xếp vào dạng sắp nguy cấp, với số lượng còn lại không nhiều. Ở Việt Nam có 2 khu vực phù hợp để bò biển sinh sống là vùng biển Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và vùng biển Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Theo ngành chức năng Phú Quốc, những năm qua tuy không còn ngư dân đánh bắt bò biển, nhưng vẫn có rất nhiều bò biển đã chết vì mắc lưới hoặc vô tình bị ngư dân cào được. Theo số liệu công bố của Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), vào năm 2003 vùng biển Việt Nam còn khoảng 100 con bò biển, nhưng theo khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc và những ngư dân địa phương thì đến nay số liệu trên đã không còn chính xác.
Có thể bạn quan tâm:
- Cá mặt quỷ – Loài cá đáng sợ có thực sự nguy hiểm
- Rồng đất – Loài bò sát thân thiện và lành tính bậc nhất
Bò biển là loài đá then chốt giúp định hình cấu trúc hệ sinh thái biển. Nghiên cứu đã chứng minh rằng việc sử dụng kiến thức sinh thái để hiểu về đa dạng sinh học bị đe dọa có thể hữu ích trong việc tái tạo các động lực đã tuyệt chủng. Nhóm khuyến khích các nghiên cứu bảo tồn khác để cộng đồng địa phương tham gia đánh giá các yêu cầu về môi trường và các mối đe dọa có thể xảy ra đối với các loài.