Nói đến các loài rắn thì ai trong chúng ta cũng đều mang trong mình nỗi lo sợ vì bản thân rắn có những chất độc cực kỳ nguy hiểm. Độc nhất trong bộ tốc nhà rắn phải kể đến là rắn hổ mang chúa, đây là động vật được khuyến nghị là cực độc mà con người nên hạn chế tiếp xúc. Chúng có đặc điểm gì và có tập tính sống như thế nào thì cùng bài đọc dưới đây tìm hiểu chi tiết nhất.
Vua của loài rắn gọi tên rắn hổ mang chúa
Rắn hổ mang chúa là chúa tể trong các loài rắn không chỉ có kích thước lớn mà còn có chất kịch độc trong người. Vậy bạn đã biết được môi trường sống của rắn cũng như những đặc điểm nhận dạng chưa thì cùng theo dõi ngay dưới đây.
Khái niệm
Rắn hổ mang chúa hay còn gọi là hổ mang vua được phân bố trên các cánh rừng ẩm ướt trải dài từ Ấn Độ đến các đất nước Đông Nam Á, đây là một loại rắn thuộc loại rắn hổ, tuy là một loại rắn hổ mang nhưng chúng lại thuộc chi Ophiophagus chứ không phải là chi Naji như các loài rắn hổ mang khác.
Một con rắn trưởng thành sẽ có chiều dài trung bình từ 3 – 4m và nặng khoảng 7kg, phía sau có hoa văn chữ V ngược, mắt to, tròn dữ tơn, thân có màu đen và có các vằn ngang khắp người.
Đặc điểm
Đây được xem là một loài rắn độc thông minh nhất trong các loài rắn, chúng có thể xây tổ để đẻ trứng và có trí nhớ rất tốt. Khi được nuôi nhốt chúng sẽ nhớ và nhận ra được những người hay cho chúng ăn.
Bên cạnh đó chúng cũng có ý thức cao về lãnh thổ của mình, khi phát hiện lãnh thổ bị xâm phạm, chúng sẽ chiến đấu bằng cách ghì đầu của đối phương xuống. Con thua sẽ là con bị đè đầu xuống trước, con thắng có quyền giao phối con cái. Đây cũng là một tập tính của rất nhiều loại động vật hoang dã.
Rắn hổ mang chúa có thể dài đến 7 mét và có khả năng kháng độc mạnh mẽ. Từng có câu hỏi vui là nếu rắn độc tự cắn vào đuôi thì chúng có chết vì nhiễm độc không. Đối với các loài rắn khác thì không biết chứ rắn này thì không. Chúng còn ăn các loài rắn độc như Mamba đen hay rắn đuôi chuông mà không có vấn đề gì, không những thế chúng còn ăn thịt chính đồng loại của mình.
Môi trường sống của rắn hổ mang chúa là trong rừng, các cao nguyên, đồng cỏ và gần sông suối, kênh rạch nên bạn hãy yên tâm là sẽ không tìm được con rắn nào trong thành phố nơi bạn đang sống đâu nhé, trừ khi là có người nuôi loài động vật đáng sợ này ở gần nhà bạn và nó bị xổng ra thì…bạn hãy chuẩn bị cho mình một tâm hồn đẹp để có thể đối phó với loài rắn này nhé.
Loài rắn này có độc tố như thế nào?
Ai cũng biết đây là một loài rắn rất độc, nhưng không phải ai cũng biết chúng thật sự độc như thế nào. Trong nọc độc của rắn có các độc tố thần kinh, cytotoxin và nhiều hợp chất khác. Một lần cắn của hổ mang chúa sẽ truyền 200 – 500 mg vào người nạn nhân.
Vết cắn của hổ mang làm nạn nhân giảm thị lực sau đó tê liệt thần kinh, đau nhức, chóng mặt, hôn mê rồi tử vong trong một thời gian ngắn. Một vết cắn của chúng có thể khiến một người trưởng thành tử vong sau 30 phút. Trong một số trường hợp thì rắn hổ mang chúa sẽ tiết ra 7ml chất độc đủ để khiến một con voi chết và giết chết được 10 người trưởng thành.
Ngoại hình đáng sợ của giống loài này
Rắn hổ mang chúa được xem là loài rắn dài nhất trong các loài rắn, đã từng ghi nhận loài hổ mang chúa dài đến 7 mét tại Ấn Độ. Độ dài trung bình của chúng thường từ 3 – 4 m. Phần đầu của chúng bành ra và rộng hơn so với các loại hổ mang khác. Sau cổ có hình chữ V đặc biệt, phần cổ không có điểm trắng, con lớn có màu sẫm đều. trên người có nhiều vạch ngang hẹp và sáng. Cổ có nhiều vảy, số vảy quanh cổ là 18 đến 21.
Chúng có vẻ ngoài bệ vệ như tên gọi của chúng “vua” rắn hổ mang, phong thái uy nghi, mắt sắc. Khi gặp nguy hiểm hoặc tấn công con mồi chúng sẽ đưa ⅓ cơ thể lên phía trước đồng thời bành rộng mang, mắt mở to nhìn chằm chằm vào kẻ thù không chớp mắt.
Ban ngày rắn hay ẩn trong gốc cây hoặc trong những cái tổ nó tạo ra, đến đêm nó mới bò ra. Trên người có nhiều vạch ngang hẹp và sáng. Cổ có nhiều vảy, số vảy quanh cổ là 18 đến 21.
Phân loại khoa học được lưu truyền
Loài rắn hổ mang chúa thường bị nhầm lẫn với rắn hổ mang thường và hổ mang trâu. Năm 1836, một nhà sinh vật học người Đan Mạch đã tìm ra được bốn mẫu rắn đầu tiên được bắt tại Vườn quốc gia Sundarbans và ở Ấn Độ.
Tuy nhiên chúng không được xếp vào thuộc chi Ophiophagus, là loài bò sát và được gọi là Ophiophagus Hannah chứ không được xếp vào họ rắn hổ mang thực sự Naji như các loài rắn hổ mang khác.
Tập tính ăn uống hoạt động về đêm
Rắn hổ mang chúa có thể săn mồi và tìm kiếm thức ăn cả ngày và đêm, nhưng chúng chỉ thực sự hoạt động khi đêm về. Chúng thường ăn nhiều động vật khác nhau từ những động vật nhỏ như chuột, thằn lằn, các loài gặm nhấm cho đến những động vật to như voi. Một trong những đặc trưng của rắn này là chúng thường ăn thịt đồng loại.
Các con rắn trưởng thành sẽ kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm trong khi những con non sẽ kiếm ăn vào ban ngày. Rắn hổ mang chúa dùng sức để làm cho con mồi nghẹt thở, nếu ăn một động vật lớn như voi, chúng có thể sống trong nhiều tháng mà không cần săn mồi nhờ khả năng tiêu hóa chậm chạp của cơ thể.
Tuy nhiên cũng giống như người, trong số chúng có vài cá thể kén ăn, chúng tuyệt đối không ăn đồng loại hoặc chỉ ăn một loài rắn duy nhất. Chúng ăn các loại rắn khác có thể có độc, đôi khi là chính đồng loại.
Ở cự ly xa rắn sẽ dùng mắt để tìm con mồi, còn cự ly gần thì chúng sẽ sử dụng khứu giác để đánh hơi con mồi. Sau đó chúng sẽ bất ngờ tiếp cận con mồi, chúng dùng miệng tấn công để truyền nọc độc vào con người đồng thời quấn quanh để làm con mồi ngạt thở, không cử động được về dẫn đến cái chết.
Bảo tồn rắn hổ mang trước khi tuyệt chủng
Rắn hổ mang chúa đang bị đe dọa do mất môi trường sống và bị loài người săn bắt, tiêu thụ bất hợp pháp nên đã được liệt kê là loài sắp nguy cấp trong sách đỏ từ năm 2010. Việc khai thác quá mức khiến sự đa dạng sinh học bị suy giảm, chính vì vậy cần đưa ra một số biện pháp để bảo vệ sự sống cho loài rắn này.
Cấm săn bắt trái phép
Một trong những biện pháp bảo tồn loài rắn đầu tiên đó chính là phải đưa ra các luật, các quy định về việc cấm săn bắt, buôn bán, nuôi nhốt các loài rắn hổ mang nói riêng và loài rắn nói chung. Việc đưa ra các quy định cần phải kèm theo các hình phạt thích đáng. Chính phủ cũng đã đưa ra các quy định cụ thể về việc này.
Trong nghị định 06/2019/NĐ-CP có quy định cấm các hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi nhốt, giết, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển các loài động vật quý hiếm trong đó có rắn hổ mang. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 300 triệu hoặc khởi tố hình sự lên đến 3 năm tù.
Tăng cường hoạt động quản lý các hành vi săn bắn trái phép
Bên cạnh các biện pháp, quy định đề ra thì cần phải tăng cường giám sát để phát hiện ra những sai phạm. Các cơ quan, đoàn thể, các cấp, ban ngành cần phối hợp với các địa phương nhằm đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động bắt giết và mua bán các động vật quý hiếm. Cần phân chia nhiệm vụ rõ ràng cho từng cấp để có thể bảo vệ loài rắn hổ mang chúa theo một quy trình hiệu quả nhất.
Tăng cường triển khai hoạt động quản lý, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và trên diện rộng để kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm theo đúng các quy định của pháp luật.
Chú trọng vào việc nâng cao nhận thức của cộng đồng
Gần đây có một số thông tin về việc sử dụng huyết rắn và mật rắn hổ mang sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện nhiều loại bệnh khiến cho mọi người đổ xô đi tìm mua những loại thực phẩm làm từ nguồn nguyên liệu này. Việc này làm cho rắn hổ mang bị bắt giết rất nhiều.
Biện pháp lúc này là cần phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để học hiểu rằng việc mua các sản phẩm từ mật rắn, nọc rắn sẽ gián tiếp trở thành người tiếp tay cho nạn săn bắt rắn dẫn đến tình trạng rắn hổ mang sẽ trở thành loài động vật tuyệt chủng tiếp theo trong sách đỏ.
Tổ chức các mô hình chăn nuôi rắn hổ mang
Chúng ta không thể phủ nhận được giá trị quý giá mà loài rắn hổ mang chúa mang lại (tinh chất trong rắn được sử dụng để làm nhiều loại thuốc tốt cho sức khỏe) và cũng không thể cản trở nhu cầu của con người trong xã hội. Tuy nhiên nếu cứ săn bắt bừa bãi thì sẽ làm cho loài rắn hổ mang rơi vào tình trạng tuyệt chủng, từ đó mất đi một loài vật cân bằng được hệ sinh thái.
Vì vậy chúng ta có thể nhân giống loài động vật quý hiếm này thông qua hình thức chăn nuôi tại nhà. Việc chăn nuôi cần được nhà nước cho phép và tuân thủ những quy định khắt khe để đảm bảo an toàn cho cả người nuôi và giúp những loài rắn này không mất đi giá trị đặc tính của loài. Việc chăn nuôi vừa giúp người nông dân làm giàu vừa bảo vệ được loài động vật quý hiếm này khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Kết luận
Như vậy, thông qua bài viết trên, bạn đã có một cái nhìn tổng quan về loài rắn hổ mang chúa – một loài rắn tuy độc nhưng lại có nhiều lợi ích đối với con người. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về loài rắn này cũng như cùng chung tay bảo vệ loài rắn trước khi chúng có nguy cơ tuyệt chủng.