Ngày nay, rắn hổ trâu đã không còn xa lạ đối với nhiều người, đặc biệt là các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc. Bởi người dân ở đây nuôi loài rắn này với số lượng lớn. Nhiều người vẫn còn thắc mắc không biết loài rắn này có độc không cũng như giá thành bao nhiêu? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề còn băn khoăn về loài rắn này.
Đặc điểm sinh học của rắn hổ trâu
Rắn hổ trâu (còn được gọi với nhiều tên khác như rắn ráo trâu, long thừa, hổ hèo, hổ vện) khá lành tính và di chuyển rất nhanh. Dưới đây là một vài thông tin khái quát về loài rắn này.
Nguồn gốc
Rắn hổ trâu có tên khoa học là: Ptyas Mucosus, thuộc loài bò sát nên chúng mang các đặc điểm chung của loài này như khả năng trườn, bò trên mặt đất, di chuyển nhanh,…Loài rắn này được tìm thấy nhiều ở các vùng khu vực Nam Á và Đông Nam Á nhất là ở Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Việt Nam cũng như Thái Lan.
Hình dáng
Kích thước: Loài rắn hổ trâu có chiều dài từ 1,5m – 1,95m thậm chí có con còn dài quá 2m. Kỷ lục của một con rắn hổ vện khổng lồ được ghi nhận là dài 3,7m. Đường kính rắn từ 4 – 6cm.
Các bộ phận: Loài rắn này có phần đầu khá thuôn, có màu xám, dễ dàng phân biệt phần đầu với phần cổ. Lưng rắn màu xám pha nâu được kéo dài từ nửa thân sau cho đến cuối đuôi. Ngoài ra chúng còn có những vệt màu đen chạy xung quanh thân rắn tạo nên mạng các ô lưới đều đặn, thu hút. Phần bụng loài rắn này có màu vàng cùng lớp vảy bụng và vảy dưới đuôi có viền màu đen, vảy được xếp theo hình zig – zag. Đuôi rắn dài và thon
Tập tính của loài
Rắn có khả năng hoạt động cả ngày và đêm. Chúng là một loài ăn thịt, thức ăn của rắn hổ trâu chủ yếu là ếch, cóc, nhái, rắn, thằn lằn, đặc biệt là chuột. Chính vì thế, chúng được coi là người bạn của những người nông. Loài rắn này có đặc tính rất thú vị đó là chúng có khả năng bạnh cổ và tạo ra tiếng kêu. Bên cạnh đó, rắn có khả năng bật nhảy lên cao, ra xa về phía trước để tấn công các con mồi.
Rắn hổ trâu sống ở đâu?
Thỉnh thoảng, bạn cũng có thể gặp loài rắn này ngay trên đường đi, bên bờ ruộng hoặc trong các bụi cây, giữa sân trường sau trời mưa,… Vậy chúng thường trú ẩn ở những nơi nào? Rắn hổ trâu khá lành tính vì vậy bạn không cần sợ hãi khi nhìn thấy chúng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, loài động vật này sống ở các vực đồng bằng, trung du, hoặc trong các bụi cây, bụi tre và chúng cũng thường xuyên chiếm hang chuột để làm ổ cho chính mình. Mặc dù là loài bò sát sống trên cạn nhưng chúng có khả năng leo cây cũng như bơi trong nước rất giỏi. Chúng kiếm ăn suốt cả ngày nên bạn có thể dễ dàng thấy chúng.
Thức ăn của rắn hổ trâu
Loài rắn này sống trong hoang dã nên có sức đề kháng cao, ít bị dịch bệnh, thích nghi với môi trường sống cũng như điều kiện dinh dưỡng thay đổi tốt. Đối với thức ăn, chúng thường rất kỹ tính, chỉ ăn những con mồi còn sống. Phù thuộc vào từng giai đoạn khác nhau, bạn có thể cung cấp cho chúng nguồn thức ăn phù hợp.
Khi rắn hổ trâu còn bé chúng chủ yếu ăn ếch, cá, nhái nhỏ, tép,… Mỗi tuần nên cho chúng ăn 2 – 3 lần cùng với số lượng tăng dần theo độ tuổi của rắn. Với những con rắn trưởng thành, chúng chủ yếu ăn chuột, nhái, cóc, ếch,…
Nhờ vào cấu tạo linh động, vững chắc của xương hàm giúp cho loài rắn này có khả năng ngoạm và nuốt chửng được con mồi với kích thước to vào bụng và tiêu hóa dần. Thức ăn bạn nên để vào trong các thùng sạch để rắn ăn khi đói, hạn chế tình trạng thức ăn thừa tràn lan, rơi vãi. Bên cạnh đó, nước uống và nước tắm cho rắn phải là nước sạch, và được thay thường xuyên mỗi ngày.
Rắn hổ trâu có độc không?
Rắn hổ trâu thường khiến cho người gặp lần đầu tiên phải sợ hãi, lo lắng vì hình dáng, bề ngoài của nó. Tuy nhiên, chúng là một loài rắn không có độc, rất hiền lành (nếu bạn không trêu chọc nó). Loài rắn này sẽ trở lên hung dữ khi chúng bước vào thời kỳ giao phối.
Chúng có răng nanh sau nên sự tương tác nọc độc rất hiếm. Chính vì thế, khi bị rắn cắn, bạn không phải lo lắng bị trúng độc nhưng chúng sẽ để lại các chấn thương cơ học cùng các triệu chứng có thể quan sát khi bị cắn. Bên cạnh đó, bạn có thể bị bị phát ban đỏ hoặc là xuất huyết, phù nề,…
Mô hình nuôi rắn hổ trâu
Trong quá trình làm chuồng nuôi rắn hổ trâu, bạn cần xem xét các điều kiện cũng như vị trí khu nhà, trang trại của bạn để có thể xây được những chiếc chuồng phù hợp, thuận tiện trong quá trình nuôi.
Các mô hình chuồng nuôi
Một vài loại chuồng đang được thông dụng trong việc chăn nuôi:
Chuồng dạng lưới
Loại chuồng sẽ có các ngăn khác nhau, được cách ly bởi các kệ gỗ. Chúng được thiết kế như sau:
- Diện tích: Chuồng có chiều dài 2,3m, rộng khoảng 1,2 m, độ cao 1m4.
- Mặt trên lợp lưới sắt nhỏ, dày dặn nhằm tạo được không gian thoáng mát giúp rắn nghỉ ngơi.
- Lót vỉ tre trong chuồng để rắn nằm, cửa được đặt sát phần hông tiện cho quá trình vệ sinh.
- Có thể nuôi 30 – 50 con rắn trong 1 chuồng.
Chuồng nuôi bán thiên nhiên
- Diện tích: Chuồng có chiều dài 2,3m, rộng khoảng 3,3 m và cao 2,4m.
- Chuồng có 3 lỗ ống kích cỡ 90 để rắn có thể tự chui ra ngoài uống nước
- Chuồng kín có vách ngăn giữa nơi ăn và nghỉ ngơi.
- Tạo các điểm trũng trên mặt đất để rắn tự vệ sinh
- Đặt sàn, vỉ gỗ tạo không gian cho rắn ở, xếp khoảng 4 tầng, khoảng cách giữa các tầng là 10cm để tránh tình trạng rắn bị nằm đè lên nhau.
- Phủ một lớp lá khô, chăn vải cũ giúp cho rắn được ấm áp trong mùa đông lạnh giá.
- Với dạng chuồng này, rắn hổ trâu vẫn giữ được tập tính giống như ngoài hoang dã, giúp chúng dễ thích nghi cũng như phát triển đồng đều hơn.
- Nuôi được số lượng rắn lớn khoảng 100 – 150 con với chất lượng tốt, được ưa thích hơn.
Chuồng rắn đẻ
- Diện tích: Chuồng có chiều ngang 40cm, cao 55cm và sâu 70cm
- Sử dụng gỗ, gạch để tạo các vách ngăn và tránh tình trạng rắn chen lấn và đè lên nhau, mỗi con sẽ ở 1 ngăn.
Đối với rắn con, bạn cần thay đổi các tập tính của chúng nhờ, nhất là việc thay đổi cách ăn của chúng, tập cho chúng ăn mồi chết bởi không phải lúc nào bạn cũng cung cấp được những con mồi sống cho chúng. Hay như rèn cho chúng tập tính tự lập bằng việc khoét các lỗ vào thùng để rắn tự bò ra ăn. Đồng thời, chuồng cần có mái che, sạch sẽ, thông thoáng và ấm áp.
Cửa chuồng đặt hướng có ánh sáng mặt trời giúp cung cấp lượng nắng sớm để rắn phát triển được tốt nhất. Đồng thời, trong quá trình nuôi, để giúp cho rắn hổ trâu phát triển và sinh trưởng tốt, ngăn ngừa tình trạng ăn lẫn nhau cũng như phòng tránh bệnh cho rắn,… bạn cần thường xuyên kiểm tra để có thể phân loại rắn một cách kịp thời.
Chăm sóc rắn hổ trâu sau sinh
Để có được những con rắn con khỏe mạnh thì rắn bố mẹ cần phải khỏe mạnh và có những ưu điểm vượt trội. Việc lựa chọn rắn cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Rắn đực: Phải khỏe mạnh, có đuôi to, phần bụng chắc, thân hơi thuôn hình tam giác.
- Rắn cái: Có màu sắc bóng, mặt, thân rắn hình tròn, có nhiều viền đen ở vùng bụng.
- Quy luật giao phối: Để tránh đột biến gen, con bị thoái hóa và phát triển tốt… thì bạn cần chú ý tới tình trạng cận huyết, cặp rắn cha mẹ phải khác dòng.
- Trong 2 tuần trước khi giao phối, bạn cần cho rắn cái uống thuốc để tạo ra kháng thể trứng.
- Sau những lần thay da, rắn cần được cung cấp thức ăn đầy đủ, chăm sóc tốt đảm bảo cho rắn phát triển nhanh và khỏe mạnh. Khoảng 30 -35 ngày sau thì rắn đẻ từ 12 – 21 quả trứng.
Kỹ thuật ấp trứng
Hiện nay, người chăn nuôi đang sử dụng các biện pháp truyền thống để ấp trứng. Người dân vẫn sử dụng cái lu.
- Lấy đất có độ ẩm 25 – 30 độ, bỏ vào khoảng ½ lu rồi ép chặt.
- Rải một lớp cát mỏng và bỏ trứng vào.
- Dùng vải bịt chặt miệng lu và để vào trong phòng, sau 70 ngày, trứng tự nở ra.
- Trong quá trình ấp trứng, phải kiểm tra thường xuyên để có thể loại bỏ được những trứng hỏng có màu xỉn vàng.
Ngăn ngừa phòng chống bệnh
Quá trình nuôi rắn hổ trâu, người nuôi gặp nhiều khó khăn trong chăm sóc cũng như nuôi dưỡng. Do sự thay đổi môi trường sống, sự tiếp xúc của loài rắn này với vi sinh vật cũng như nguồn thức ăn không phù hợp,… khiến cho loài rắn này mắc phải các căn bệnh như viêm phổi, ghẻ lở, sán dây,…
- Thường xuyên theo dõi rắn để phát hiện bệnh kịp thời để chữa trị cũng như tránh bệnh phát triển lâu, lây lan tạo thành dịch bệnh cho cả đàn.
- Dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, nơi ở của rắn hổ trâu sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra độ ẩm nhất là vào mùa mưa khi lượng nước nhiều, không khí trở lạnh. Vào mùa hè thì xịt thêm nước, tạo độ thông thoáng và mát mẻ cho chuồng trại để rắn phát triển, sinh trưởng tốt.
- Loại bỏ các tác nhân có thể gây ra các bệnh tiềm ẩn cho rắn.
- Kiểm tra thức ăn, đảm bảo thức ăn của rắn không được dư thừa và luôn sạch sẽ để đảm bảo rắn được an toàn và mạnh khỏe.Bổ sung thêm vitamin B1 và men tiêu hóa cho rắn khi chúng biếng ăn và chậm phát triển.
- Rắc vôi theo định kỳ chuồng rắn để diệt khuẩn, sát trùng giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh ở chuồng trại.
Kết luận
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về loài rắn hổ trâu này cũng như những kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi để chúng phát triển tốt, đem lại giá trị kinh tế cao. Có thắc mắc gì về loài rắn này, bạn hãy thông tin lại với chúng tôi nhé.