Rùa biển là một loài động vật quý hiếm, được xếp vào trong danh sách đỏ những con vật cần được bảo tồn. Vì hiện nay số lượng những con vật này đang có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng. Và nó có nguy cơ bị tuyệt chủng lý do một phần cũng là do con người, làm ô nhiễm môi trường biển một cách nặng nề.
Sự thật thú vị chỉ có loài rùa biển này
Rùa biển thường hay lang thang trên đại dương trong suốt 110 triệu năm qua. Là một điều rất quan trọng đối với hệ sinh thái của biển, chẳng hạn như san hô và thảm cỏ biển, một số loài rùa cũng ăn số lượng lớn sứa và mang lại nguồn thu cho cộng đồng địa phương.
Đặc điểm về hình dáng của rùa biển
Rùa biển là loài vật thuộc nhóm bò sát nó có hình dáng giống với rùa trên cạn và các con rùa nước ngọt hay con ba ba. Khác với rùa sống ở trên mặt đất, rùa biển không thể thu đầu và chân vào trong mai của mình được. Chúng sẽ có 4 chân hoạt động như một cái mái chèo.
Thức ăn chính của rùa chính là: cỏ biển, sứa biển, cua, và các loài con vật thân mềm và hải miên. Hầu hết loài rùa biển này sống ở những khu vực cận nhiệt đới xung quanh đường xích đạo. Trừ loài rùa da sống ở khu vực ôn đới với nhiệt độ nước biển phải thấp hơn. Chúng thường sống ở các thảm cỏ có biển, các rạn san hô và các khu vực gần bờ biển.
Rùa biển có thể ngủ ở trên mặt nước, ở vùng nước sâu hoặc có thể giấu mình trong những mỏm đá hay những vững nước ở gần bờ. Rất nhiều người thợ lặn đã nhìn thấy những con rùa biển nằm ngủ trên những rạn san hô và những tảng đá ngầm dưới biển.
Tuổi đời sống của một con rùa biển
Trong môi trường tự nhiên và ổn định rùa biển có thể có vòng đời khá dài. Tuổi thọ của rùa lên tới 80 năm hoặc có thể hơn nữa. Rùa biển thường đi di cư hàng trăm km từ nơi sinh sống đến bãi đẻ con và sau đó quay về nơi ở cũ. Rùa cái sẽ bơi qua những ngọn sóng để lên bờ đẻ trứng. Nó chỉ rời khỏi mặt nước để lên bờ trong các thời kỳ đẻ trứng này, rùa biển sẽ đào một cái tổ bằng chân và đẻ khoảng 70-190 trứng.
Trứng rùa cần khoảng 6-10 tuần để nở, tùy vào điều kiện tự nhiên có thuận lợi hay không. Giới tính của rùa được quyết định bởi nhiệt độ của cát nơi chúng sinh ra là khoảng dưới 30°C chủ yếu là những con rùa biển đực, ngược lại trên 30°C là những con rùa cái. Rùa con khi sinh ra đã có thể định vị được phương hướng và bơi về hướng của biển và bắt đầu một cuộc hành trình dài.
Chúng sẽ chuyển đến sinh sống tại những vùng biển sâu cho đến khi nào nó được 5-10 tuổi. Khi kích thước cơ thể được khoảng 20cm dài bằng một chiếc đĩa, rùa non mới sẽ rời khỏi vùng biển sâu, quay lại các vùng biển gần bờ và sống ở bên trong các rạn san hô hoặc những thảm cỏ biển. Do có sẽ có rất nhiều mối đe dọa với rùa con nên khoảng 1 trong số 1,000-10,000 con rùa sẽ sống sót đến khi nó trưởng thành hoàn toàn.
Các loại rùa biển sống ở đại dương phổ biến hiện nay
Hiện nay trên biển có rất nhiều các loài rùa biển khác nhau, mỗi loài lại có một đặc trưng riêng và cách sống khác nhau. Chúng đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho hệ sinh thái dưới biển.
- Vích loài rùa xanh: giúp duy trì ổn định của hệ sinh thái thảm cỏ biển bằng cách tạo ra luồng khí khi ăn cỏ, làm tăng quá trình trao đổi chất dinh dưỡng trong thảm cỏ, giúp có thể loại bỏ rong tảo, giảm mật độ loài động vật không xương sống ở trong thảm cỏ.
- Đồi mồi: có bộ hàm khỏe mạnh giúp xé những con hải miên trong các rạn san hô, giúp tạo ra không gian cho những con ấu trùng san hô định cư, duy trì ổn định cấu trúc các rạn san hô.
- Rùa da: giúp duy trì mạng lưới thức ăn của biển, chúng có khẩu phần ăn yêu thích là con sứa, chúng có thể tiêu hóa các chất độc từ sứa, với kích thước và khối lượng lớn chúng tiêu thụ nhiều sứa trong một ngày. Do đó, rùa da kiểm soát số lượng sứa có trong tự nhiên, giúp cho trứng cá và cá con có cơ hội để phát triển tốt hơn. Số lượng rùa da giảm đi dẫn đến sự gia tăng của sứa, giảm số lượng cá con ở trong tự nhiên.
Giá trị về sinh học của loài rùa biển
Hiện nay tại các vùng biển ở nước ta có 5 loài rùa biển chính bao gồm: Vích, Đồi mồi, Quản đồng, Rùa da và Đồi mồi dứa tất cả các loài này đều nằm trong sách Đỏ Việt Nam, loài vật cần được bảo tồn. Trong đó, có 4 loài từng sinh sản và riêng loài Quản đồng chỉ đi kiếm ăn tại biển Việt Nam. Rùa Quản Đồng hay còn có tên gọi khác là Đú, thuộc họ nhà Vích.
Loài này thường phân bố trên toàn thế giới tập trung nhiều tại các khu đảo Bạch Long Vĩ cho đến Cát Bà. Đây là một loài rùa lớn, có chiều dài trung bình 1,9 mét đặc biệt quý hiếm. Hiện nay công ước có quy định tuyệt đối cấm săn bắt, mua bán, vận chuyển, kể cả trứng của loài rùa này.
Trước năm 1985, rùa biển có hầu hết từ Bắc vào Nam, tuy nhiên hiện nay chỉ còn tìm thấy tại các khu vực Quảng Ninh, Quảng Trị và các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên, Côn Đảo, Phú Quốc với số lượng rất ít ỏi. Các bán đảo xa bờ trước đây như đảo thuộc đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Bạch Long Vĩ, Cô Tô,… đã từng có rất nhiều rùa biển đẻ trứng và đến kiếm ăn. Thế nhưng hiện nay chúng đến kiếm ăn rất ít và hầu như không còn rùa biển đến để sinh sản.
Tình trạng rùa biển đang bị suy giảm nặng nề
Hiện nay quần thể rùa biển ở trên thế giới và cả ở Việt Nam đều bị suy giảm rất nghiêm trọng. Cả 5 loài rùa được thấy ở nước ta đều có tên trong Sách đỏ. Loài rùa đã từng rất phổ biến tại biển Việt Nam cách đây 30 năm, số lượng rùa đẻ trứng hàng năm vào khoảng 500 con. Những năm gần đây, chỉ khoảng 1- 2 con đẻ trứng mỗi năm tại miền Trung, các khu vực khác hầu như là không hề có.
Loài rùa đồi mồi dứa chủ yếu phân bố của khu vực Bái Tử Long và tỉnh miền Trung. Hiện nay chỉ còn 10 con lên bờ đẻ trứng mỗi năm tại bãi biển thuộc khu vực Bái Tử Long, bán đảo Sơn Trà. Loài rùa vích là loài phổ biến tại vùng biển Việt Nam, vào những năm 80, ước tính mỗi năm có 100 con lên bờ đẻ trứng tại các đảo ở vịnh Bắc Bộ, 500 con tại ven bờ đảo ở Nam Trung Bộ, 240 con tại Côn Đảo và 200 con tại đảo ở vịnh Thái Lan.
Nhưng theo khảo sát gần đây, số lượng loài rùa vích đã và suy giảm tại tất cả các khu vực. Ngoại trừ khu vực Côn Đảo duy trì được số lượng vích đẻ tương đối ổn định, còn các khu vực khác chỉ lác đác vài con trong một năm. Trên thực tế, rùa biển phải đối mặt với nguy cơ suy giảm về quần thể. Trong tự nhiên, rùa đẻ có thể sẽ bị mất trứng hoặc rùa non bị giết bởi những con động vật ăn thịt khác. Chúng còn có thể bị tấn công bởi các khối u do bệnh gây ra.
Nguyên nhân do đâu khiến loài rùa này bị tuyệt chủng
Với số lượng rùa biển tại nước ta đang bị suy giảm là hệ quả của đánh bắt trái phép từ con người. Bên cạnh đó, gây nên ô nhiễm môi trường tại các đại dương với số lượng rác thải nhựa lớn được thải ra biển hàng ngày, hàng giờ đã làm cho rùa biển nhầm lẫn thành thức ăn đã nuốt phải và dẫn tới cái chết thương tâm.
Đồng thời có các hoạt động khác trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế với công trình có quy mô lớn của con người, như xây dựng chống xói mòn, công trình ven biển, khai thác cát quy mô lớn… đã làm mất đi bãi đẻ tự nhiên của rùa biển.
Theo các nhà chuyên gia khoa học, thậm chí là ánh sáng nhân tạo từ khu du lịch ven biển gây tác động rất lớn đến hoạt động đẻ trứng, di chuyển và kiếm ăn của loài rùa biển. Mối đe dọa với loài nayf không chỉ ở bãi đẻ mà cả ngoài biển khi chúng di cư đi tìm kiếm thức ăn. Một đánh giá của WWF năm 2008 đã xác định rằng khoảng hơn 1.000 con rùa ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác thuỷ sản hàng năm.
Bảo vệ loài rùa bằng cách nào?
Là một người trẻ chúng ta nên tham gia vào hoạt động Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường, bắt đầu quan tâm đến vấn đề ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, hậu quả biến đổi khí hậu trên toàn cầu… đang tác động trực tiếp đến môi trường sống con người rất khắc nghiệt.
Trong quá trình khi theo dõi về rác thải đại dương chúng ta nên nhận thức rõ tầm quan trọng của rùa biển đối với đa dạng sinh học cũng như đối với hệ sinh thái tự nhiên đang bị ảnh hưởng rất nhiều. Mong muốn rằng các bạn trẻ người trẻ nâng cao ý thức bản thân trong việc bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế sử dụng đồ nhựa không mua những sản phẩm có liên quan đến rùa biển, thay thế túi nilon, chai nhựa bằng túi vải có thể có sử dụng được nhiều lần và rất thân thiện với môi trường.
Mong rằng các chuyên gia và quản lý cần có thông điệp kịp thời để cảnh báo mọi người cùng chung tay bảo vệ loài rùa biển trước nguy cơ tuyệt chủng. Còn các bạn trẻ tham gia tìm hiểu vấn đề liên quan đến sử dụng kiến thức vốn có của mình về rùa biển lan tỏa cho mọi người xung quanh tầm quan trọng của chúng với hệ sinh thái biển của Việt Nam.
Kết luận
Như vậy chúng ta có thể thấy được loài rùa biển là một loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ một cách triệt để. Để làm được điều đó chúng ta phải giữ được môi trường xanh sạch đẹp điều này cũng giúp ích cho con người rất nhiều.