Rùa núi vàng là một con vật đang được rất nhiều người ưa chuộng nuôi nhất hiện nay. Vì theo quan niệm đây là con vật mang lại nhiều điều may mắn, tốt lành đến những gia chủ nuôi chúng. Nhưng nhiều người vẫn chưa biết cách nuôi làm sao để kéo dài được tuổi thọ của rùa. Cùng tham khảo bài viết sau đây để biết thêm nhiều thông tin về loại rùa núi này.
Cách nhận dạng những con rùa núi vàng
Rùa núi vàng được biết đến là loài rùa quý hiếm ở những khu vực Đông Nam Á và các vùng Đông Bắc Ấn Độ. Để nhận biết loài rùa núi quý hiếm này, cần phải chú ý một số đặc điểm về ngoại hình nổi bật sau:
Trước hết, toàn bộ cơ thể của rùa được bao phủ bởi một sắc vàng nổi bật. Loài rùa thường có phần mai nhỏ hơn so với những loài rùa khác. Bộ mai của nó có màu vàng và nhô cao về phía sống lưng, đến tuổi trưởng thành phần mai của nó thường có những đốm đen ở giữa những vảy mai vàng.
Tiếp đó, phần yếm của rùa núi vàng có màu vàng nhạt, chúng có đôi chân ngắn, hình trụ, rất mập mạp, màu đen, không có màng bọc và thường ẩn mình trong phần mai yếm. Ngoài ra, kích thước của con đực thường nhỏ hơn con cái, bù lại chúng có một chiếc đuôi dài và to hơn. Đây cũng là cơ quan sinh dục dùng để giao phối vào những mùa sinh sản.
Đặc điểm nổi bật của những con rùa mai vàng
Là một loài rùa quý hiếm, đẹp và mang nhiều ý nghĩa nên rùa núi vàng được nuôi khá nhiều, vậy chúng có những đặc tính nổi bật nào? Sau đây là một số đặc điểm nổi bật những ai có ý định nuôi thì nhất định phải biết.
Đặc điểm về sinh sản của loài rùa núi
Trước hết đặc tính sinh sản của rùa núi vàng là một loài bò sát đẻ trứng trên bãi cát. Mỗi lứa rùa cái thường đẻ khoảng 3 đến 6 quả trứng nên thế hệ của rùa thường rất ít. Thứ hai, rùa núi không có thói quen ấp trứng và chăm sóc con của mình. Rùa được đánh giá là con vật không biết chăm con khi chúng đẻ trứng và vùi trứng trong cát, cho đến khi nào trứng tự nở và rùa con sẽ tự sinh trưởng.
Trong quá trình này, rùa con gặp nhiều mối nguy hiểm nên số lượng cá thể rùa ra đời và trưởng thành rất ít. Cuối cùng, rùa núi vàng là một loài động vật ăn thực vật và thường hoạt động về đêm. Ngoài ra, nhiều khi chúng còn ăn loài giáp khác như: xác, ốc, trứng,..
Đặc điểm về căn bệnh rùa núi hay mắc phải
Rùa núi vàng có một hệ tiêu hóa khá yếu nên chúng thường hay mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, trong đó đáng chú ý nhất là:
Bệnh tiêu chảy, rối loạn đường tiêu hoá: Khi mắc bệnh này, rùa núi vàng thường sẽ có các biểu hiện sau đây: Cơ thể lờ đờ, đi không vững, không ăn uống, đi vệ sinh tại chỗ hoặc không đi vệ sinh được, da xám xịt lại, hậu môn nhớp nháp, sưng tấy… Trong trường hợp này bạn nên đến bệnh viện thú y và mua thuốc tiêu hóa. Nghiêm cấm tuyệt đối không để chúng ăn thịt trong những trường hợp này.
Giun ký sinh: Bệnh này thường rất hay gặp nhiều ở rùa núi, khi chúng thường đi vệ sinh ra giun sán, gây ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của rùa. Trong trường hợp này, có thể sử dụng các loại thuốc sổ giun hoặc cho chúng ăn nhiều rau xanh trong ngày kết hợp với phơi nắng để đào thải giun khỏi cơ thể.
Tắc ruột: Đây là bệnh nặng và có khả năng dẫn đến tử vong ở loài rùa. Nguyên nhân là do ăn các chất khó tiêu như bao nilon, vỏ thuốc trừ sâu,.. Dẫn đến tình trạng cơ thể bị ngộ độc, không thể đào thải, cứng ngắc, cũng không thể di chuyển,..
Nơi rùa vàng phân bố ở những khu vực nào?
Rùa núi vàng được tìm thấy nhiều ở khu vực có khí hậu nhiệt đới trên thế giới như những nước: Ấn Độ, Bangladesh, Đông Nam Á, Tây Trung Quốc,.. Tại Việt Nam, bạn có thể bắt gặp loài vật này ở các vùng Tây Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang,… Rùa núi vàng thường tìm thấy ở sâu trong núi rừng, chúng thường ẩn nấp sau lớp lá, thân cây mục, kheo suối,…
Đây là loại vật chỉ sinh sống ở khu vực có khí hậu nhiệt đới, chúng thích sống gần nơi có nước để tiện cho quá trình săn mồi, uống nước, vệ sinh thân thể…Rùa núi vàng là loài bò sát và chúng không thể kiểm soát nhiệt độ trong cơ thể, chính vì thế loài rùa này sinh sống đòi hỏi đủ điều kiện chúng có thể tắm nắng hoặc trú ngụ trong các bóng râm.
Thức ăn chính của loài rùa núi vàng
Rùa Núi Vàng nằm thuộc dòng rùa cạn. Mà cách nuôi rùa cạn cúng khá đơn giản. Các bạn có thể cho rùa ăn các loại rau xanh như rau cải, xà lách, rau khoai lang,…Bên cạnh đó, rùa còn ăn cả trái cây như cà rốt, táo, cà chua, chuối, dưa chuột,…
Chức năng của thức ăn mang lại cho rùa núi vàng
Khi nuôi rùa một thời gian, bạn sẽ nhận ra khẩu vị rùa nhà mình rất thích ăn những món đồ mà chúng yêu thích. Thông thường, rùa núi vàng rất nghiền ăn cà chua, vì cà chua cung cấp nhiều chất vitamin và giúp da đẹp hơn nên có thể cho ăn thường xuyên.
Rau cải cũng sẽ giúp rùa núi bổ sung các chất vitamin D cũng như phòng ngừa một số bệnh tiêu hóa. Còn đối với chuối, nhiều chất dinh dưỡng nhưng không nên cho rùa ăn quá nhiều vì các chất có ở trong chuối sẽ làm rùa bị xỉn da. Đồng thời chuối làm chậm quá trình tạo ra canxi của rùa.
Thức ăn giàu chất protein cho cơ thể rùa
Hệ tiêu hóa của rùa hoạt động chậm, các bạn không nên cho rùa ăn thịt, cá hay các thực phẩm giàu chất protein. Những thứ này làm rùa bị tiêu chảy, rùa cũng không cần phải cho ăn quá thường xuyên và liên tục như chó hay mèo. Đối với bé rùa con, các bạn cách 2 ngày cho ăn một lần.
Còn rùa trưởng thành cứ cách 5 ngày cho ăn một lần là được. Đừng lo lắng rùa bị đói, vì hệ tiêu hóa của nó hoạt động chậm cộng với bản năng chậm chạp nên hầu như mọi hoạt động rất ít diễn ra. Vì vậy nhu cầu bổ sung các thực phẩm cung cấp năng lượng cũng ít dẫn đến việc các bé không cần ăn quá thường xuyên vẫn có thể sống rất tốt.
Rùa ăn rất ít và uống nước cũng ít, nếu như bạn cho rùa ăn hoa quả mọng nước thì lượng nước ở trong hoa quả đủ cho rùa rồi, không cần cho uống thêm nước nữa. Còn muốn cho rùa uống nước thì chuẩn bị nước ra đĩa, khi khát chúng sẽ tự uống. Nói chung, việc ăn uống của rùa núi vàng cực kì đơn giản và rất dễ dàng.
Ý nghĩa về phong thủy của rùa núi vàng
Theo các chuyên gia về phong thủy, rùa biểu tượng cho trường thọ, may mắn cũng như mang lại rất nhiều ý nghĩa linh thiêng về tâm linh. Đối với rùa núi vàng cũng như vậy, từ lâu chúng được yêu thích bởi ý nghĩa và vận may mà chúng mang đến cho tất cả mọi người.
Nuôi rùa núi vàng bạn không chỉ bảo vệ được bản thân tránh khỏi tai ương, khốn khó, sự cố bất ngờ trong cuộc sống, mà còn mang đến tiền tài, vận hưng thịnh cho gia chủ. Ngoài ra, rùa còn là biểu tượng của sức khỏe bởi lẽ chúng được xem là loài động vật có tuổi thọ sống rất cao.
Vậy nên, rùa được nuôi với ước nguyện về sức khỏe dồi dào, sống lâu và tăng thêm tuổi thọ cho các thành viên trong gia đình. Rùa có thể dễ dàng thích nghi với tất cả môi trường sống, dễ sinh trưởng và dễ phát triển, sức mạnh rất dẻo dai, bền bỉ. Nhiều người hi vọng rằng, rùa núi sẽ mang đến cho mình một sức sống tuổi trẻ, vươn lên và những điều tốt đẹp về cuộc sống.
Thực trạng nuôi rùa núi vàng hiện nay
Nếu những ai đang muốn nuôi con vật này thì nên phải tìm hiểu thật kỹ về cách nuôi và cũng như là những tập tính của rùa núi vàng. Là loài dễ sống nhưng nếu môi trường không phù hợp thì cũng khó mà tồn tại được.
Làm chuồng phù hợp với lối sống của rùa
Bạn có thể làm cho rùa một chiếc chuồng nếu không có chuồng cũng không sao, bởi loài vật này đặt đâu cũng sống được. Còn nếu vẫn muốn chuẩn bị cho rùa một mái ấm riêng thì lót chuồng bằng mùn dừa. Mùn dừa vừa rẻ lại rất an toàn và sạch sẽ. Nếu chú rùa của bạn trót ăn phải mùn dừa cũng không phải lo lắng.
Vì mùn dừa thân thiện với môi trường, an toàn với cơ thể rùa. Cơ thể rùa sẽ đào thải mùn dừa ra ngoài theo hệ tiêu hóa. Mỗi tháng, bạn nên mang mùn lót ổ ra phơi nắng một lần cho khô ráo. Sau đó bạn hoàn toàn có thể sử dụng mùn dừa cũ đã phơi.
Tắm rửa sạch sẽ có những chú rùa
Rùa cần tắm rửa cho sạch sẽ và sáng sủa công việc này khá đơn giản. Các bạn cần pha nước với một chút muối sinh lý vào trong chậu. Lượng nước trong chậu không quá nhiều. Mực nước cao ngang với yếm rùa là đủ, không để nước ngập quá mai hay đầu của rùa. Vì rùa núi vàng là giống rùa sống trên cạn không phải rùa nước.
Các bạn dội nước trực tiếp lên mai của rùa và xoa nhẹ nhàng. Kì cọ thật kỹ chân rùa vì đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp mặt đất. Chú ý xem có ký sinh trùng hay bọ bám vào kẽ chân rùa không. Trong khi tắm, rùa núi thường đi vệ sinh, úc này bạn cũng xem phân rùa có giun không. Nếu có phải cho rùa uống thuốc xổ giun ngay. Tắm xong lau khô nhẹ nhàng rồi cho rùa vào trong chuồng.
Thường xuyên tắm nắng cho rùa núi vàng
Rùa núi vàng cũng tắm nắng như bao con vật khác, tuy nhiên thời gian tắm nắng của nó ngắn hơn. Các bạn chỉ cần cho rùa phơi nắng 15 phút mỗi ngày là đủ, chú ý ánh nắng trước 10 giờ sáng là ánh nắng tốt. Việc phơi nắng giúp rùa tổng hợp được canxi tốt hơn, giúp xương chắc khỏe hơn rất nhiều, tăng cường sức đề kháng.
Kết luận
Hy vọng với bài viết trên các bạn có thể hiểu phần nào về những thông tin cơ bản của rùa núi vàng. Đây là một con vật tâm linh nếu bạn có cơ hội hãy nuôi cho mình một con. Vì biết đâu nó có thể mang lại những điều may mắn cho gia chủ.