dongvatquy24h.net - Cung cấp thông tin về động vât quý hiếm
  • Trang chủ
  • Thú quý hiếm
  • Bò sát quý hiếm
  • Loài cá quý hiếm
  • Động vật quý hiếm khác
  • Tin tức
No Result
View All Result
dongvatquy24h.net - Cung cấp thông tin về động vât quý hiếm
No Result
View All Result
Home Động vật quý hiếm khác

Sếu đầu đỏ – Loài chim quý cần con người bảo tồn và bảo vệ

admin by admin
27 Tháng 10, 2022
in Động vật quý hiếm khác
0
Sếu đầu đỏ - Loài chim quý cần con người bảo tồn và bảo vệ

Loài chim quý cần con người bảo tồn và bảo vệ

0
SHARES
219
VIEWS

Sếu đầu đỏ là một trong những loài chim có giá trị về sinh học và thẩm mỹ rất cao. Loài chim này còn được biết đến với một tên gọi khác là Sếu Cổ Trụi hay Sếu lớn Phương Đông. Là một con vật thuộc giống chim quý hiếm họ Sếu nằm trong sách đỏ Việt Nam và trên thế giới vì thế mà đặc biệt chúng rất cần được bảo vệ và pháp luật và từ bàn tay ý thức con người. 

Giới thiệu chung về sếu đầu đỏ 

Các bạn không nên nhầm lẫn loài Sếu này với “Sếu đỉnh đầu đỏ” một loài Sếu của Nhật Bản:

Giới thiệu chung về loài chim quý hiếm này

Sếu đầu đỏ còn biết đến với tên gọi khác là Sếu Cổ Trụi. Đây chính là một loài chim quý hiếm tại miền Nam Việt Nam và được nằm trong sách đỏ của Việt Nam và IUCN thế giới. Tổng số lượng quân thể của loài Sếu này trên thế giới chỉ các khoảng tất cả 15.000 – 20.000 cá thể.

Giới thiệu chung về loài chim quý hiếm này
Sếu đầu đỏ còn biết đến với tên gọi khác là Sếu Cổ Trụi

Tên khoa học của chim là Grus antigone, với 3 loài phụ trên khắp thế giới là Grus antigone antigone – Ấn Độ; Grus antigone gilla – Australia; Grus antigone sharpii – Phương Đông. Với ba phân loại này chúng sống ở ba vùng phân bố hoàn toàn độc lập với nhau. Cụ thể sếu đầu đỏ Ấn Độ nằm ở khu vực các nước Ấn Độ, Nêpan và Pakistan; Sếu Cổ Trụi Australia chủ yếu sống ở Australia; Còn ở Phương Đông thì giống chim này ở Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Ý nghĩa biểu tượng của Sếu Cổ Trụi

Sếu Cổ Trụi Được con người ví như biểu tượng của lòng thủy chung son sắc. Chúng làm gì đi đâu cũng có đôi có lứa, và đặc biệt luôn nhảy múa vui đùa cùng nhau. Theo quan niệm của người dân Việt Nam thì sếu đầu đỏ có còn là biểu tượng của sức mạnh sự trường tồn. 

Chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp được hình ảnh con Sếu trong các đình chùa và trên nhiều bàn thờ gia tiên của người Việt Nam về loài chim này. Sếu Cổ Trụi là một loài chim có nguồn gen quý có giá trị về thẩm mỹ và khoa học cao. Loài Sếu này cũng được xem như là sứ giả của môi trường và là loài chim tiêu biểu bậc nhất trên toàn thế giới.

Cách nhận dạng sếu đầu đỏ 

Sau đây Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn phân biệt nhận dạng loài chim quý Sếu Cổ Trụi:

Nhận dạng Sếu Cổ Trụi qua vẻ ngoài

Trong số tất cả các loài chim biết bay hiện nay trên thế giới thì sếu đầu đỏ là loài chim có chiều cao lớn nhất. Khi đứng loài chim này có chiều cao khoảng 1,75 m độ sải cánh là 2,5m, trọng lượng trung bình của một con sếu trưởng thành đại từ 7 đến 8 kg. 

Bộ lông vũ trên cơ thể của con sếu có màu xám nhạt, mào được bao phủ bởi lớp da có màu hơi lục. Các bộ phận đầu, cổ họng và phần cổ bên trên là lớp da hơi ráp màu cam hoặc màu vàng hung.

Nhận dạng Sếu Cổ Trụi qua vẻ ngoài
Nhận dạng Sếu Cổ Trụi qua vẻ ngoài

Tai của con Sếu được bao phủ bởi túm lông màu xám nổi rõ trên da trần màu đỏ hai bên đầu. Sẽ có một số lông dài màu đen dựng đứng như rễ tre phủ phía dưới trên họng và cổ của sếu. 

Đầu của con sếu chưa trở thành sẽ có một lớp lông màu vàng nâu ở mảng tai có màu xám nhạt nhưng không rõ ràng. Bộ lông này sẽ chuyển từ vàng nâu sang màu xám khi con vật càng trưởng thành hơn. Trong một bầy đàn rất khó để phân biệt được Sếu đực và Sếu cái, tuy nhiên với một cặp Sếu thì con cái sẽ nhỏ hơn con đực. 

Các tập tính khi sinh hoạt của Sếu Cổ Trụi

Chúng ta hãy cùng tìm điểm tập tính khi sinh hoạt của sếu đầu đỏ thông qua hoạt động kiếm ăn và trạng thái khi ngủ như sau:

Khi hoạt động biểu cảm cảm xúc

Khi nghiên cứu về tập tính sinh hoạt của sếu đầu đỏ chỉ ra rằng chúng có hơn 90 dạng tập tính cụ thể trong các hoạt động như sau: ăn, uống, ngủ, đi đứng, kêu, bay, nhảy, rỉa lông, tắm, lắc mình, vươn cánh, gãi hay chải lông. Một trong số đó thì màn trình diễn của động loài vật này đóng vai trò như một chức năng biểu lộ cảm xúc.

Mảng màu da đỏ ở trên phần đầu sếu đầu đỏ đóng vai trò liên lạc rất quan trọng với mọi sự thay đổi về màu sắc diện tích và hình dáng của mảng ra đó. Phần này sẽ liên quan đến các kích thích từ bên ngoài và thường đi cùng với một số tập tính khác. 

Đối với trạng thái cảm xúc tức giận của sếu đầu đỏ, chúng sẽ xù lông, đùi sẽ dang rộng, cổ sẽ vươn dài và đầu ngẩng cao lên. Mỗi bước đi của Sếu sẽ không gập đầu gối mà giống như lính nhảy dù và đồng thời chúng sẽ kêu rống lên. 

Tiếp đến là những hoạt động đập cánh đầu gối xuống đất chân rộng mạch và khịt cái mũi. Với trường hợp ở trạng thái kích động Sếu sẽ bay lên cao và luôn đập mạnh cánh giống cánh cung hẹp. Chân và đầu thì hướng lên thẳng lên trời.

Tập tính khi ngủ

Tập tính khi ngủ
Các tập tính khi sinh hoạt của Sếu Cổ Trụi

Loài chim này thường thích nghỉ ngơi ở những vùng nước nông đôi khi là ở những vùng khô cạn bãi cát hoặc bãi bùn. Tuy nhiên có một đặc tính rất đặc biệt ở gia đình sếu đầu đỏ đó chính là thứ một khoảng cách nhất định với nhau. Việc tập trung ngủ theo bầy đàn sẽ giúp cho đảm bảo an toàn những con Sếu non và tạo cơ hội cho chú Sếu, cô Sếu cô đơn tìm được bạn đời cho mình 

Điểm đặc biệt khi ngủ của Sếu là không nằm xuống như hầu hết các loài chim khác mà chúng sẽ đứng một chân còn một chân sẽ co sát vào thân. Đầu của chúng sẽ cuộn vào cổ hoặc là dấu dưới cánh. Là một loài động vật có máu nóng nên khi đi ngủ Sếu thường phải thay đổi chân đứng một vài lần trong đêm để đảm bảo thân nhiệt cho cơ thể. 

Sếu đầu đỏ là động vật ngủ rất tỉnh và rất cảnh giác chỉ cần với một tiếng động lạ là chúng sẽ báo hiện đánh động nhau thức dậy. Lúc này đây tất cả đàn Sếu sẽ tỉnh giấc và kêu lên làm náo loạn cả một vùng và sẵn sàng tư thế bay mất cứ lúc nào. 

Đặc điểm sinh thái của sếu đầu đỏ 

Sếu Cổ Trụi sống cách biệt với con người và hoàn toàn sống ở những vùng đất ngập nước. Loài Sếu này là đại sứ cho môi trường, chúng sống rất hiền hòa đoàn kết và thủy chung. Loài chim quý này cũng đại diện cho sự thánh thiện và thanh cao.  

Đặc biệt tiếng Sếu gọi đàn giống như một khúc nhạc giao hưởng giữa cánh đồng bạt ngàn với vũ điệu thiết tha. Hình ảnh của đàn sếu dưới ánh hoàng hôn chắc chắn sẽ khiến cho bất cứ ai cũng phải mê mẩn đắm chìm.

Nơi làm tổ của xéo có xen kẽ các cây thân gỗ giống như tràm hoặc loại gỗ ngập nước. Điều này sẽ tạo bóng mát cho trứng Sếu trong thời gian ấp nở.

Thức ăn của Sếu đầu đỏ 

Sếu Cổ Trụi là một trong những loài chim ăn tạp, có thể ăn được cua, cá, lúa, rễ, củ cây, côn trùng, động vật giáp xác hay là loài thú có vú nhỏ…. Nhưng nguồn thức ăn chính của loài vật này đó chính là củ năng một trong những dòng thực vật chỉ mọc ở các vùng đất ngập nước bị nhiễm phèn. 

Chính vì thế cứ mỗi mùa xuân sắp về cũng là lúc những cánh đồng ngập nước dồi dào các củ năng kim. Điều này đã thu hút đàn sếu đầu đỏ di cư từ bên Lào, Campuchia về tại vườn quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp với số lượng cá thể lên đến vài trăm con.

Giai đoạn sinh sản 

Giai đoạn sinh sản 
Mùa sinh sản của Sếu Cổ Trụi sẽ bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm

Mùa sinh sản của Sếu Cổ Trụi sẽ bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm đó là vào mùa mưa. Cũng giống như các loài chim di cư khác mỗi năm Sếu chỉ đẻ 1 lứa và được 2 trứng nhưng chỉ nuôi 1 con.

Khi Sếu non trưởng thành thì những con chim đực sẽ tìm và quyến rũ các con cái. Chúng sẽ làm tổ trên mặt đất bằng xác các thực vật thủy sinh. Mỗi một cặp sếu đầu đỏ khi kết đôi với nhau sẽ sống cùng nhau trọn đời. Trong trường hợp một con mất đi thì con còn lại sẽ sống thủy chung và đôi khi chúng còn tuyệt thực để đi theo người bạn đời của mình. 

Bảo tồn Sếu đầu đỏ như thế nào?

Những cánh rừng khô thuộc khu vực Đông Nam Á thường là nơi cư ngụ của loài Sếu Cổ Trụi Phương Đông. Loài chim quý này từng có thời gian được phân bố rộng rãi ở khắp các khu vực ngập nước ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Vân Nam. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại cá thể này chỉ còn khoảng hơn 1000 con ở Đông Nam Á.

Sếu đầu đỏ bị đe dọa giống loài

Tính đến năm 2018 ở khu vực Tràm Chim Đồng Tháp, loài chim quý hiếm này chỉ còn xuất hiện 11 cá thể. Đây là một loài chim được bảo vệ bởi pháp luật của hầu hết tất cả quốc gia nơi nó cư trú sinh sống trong đó có Việt Nam.

Mối đe dọa lớn nhất bật của loài sếu đầu đỏ đặc biệt nói đến ở Việt Nam đó chính là sinh cảnh sống đang bị thu hẹp, lượng thức ăn đang bị hạn chế do biến đổi khí hậu.  Ngoài ra một trong những mối đe dọa khác có thể thấy được đó chính là việc buôn bán bất hợp pháp trứng, chim non và chim trưởng thành.

Bảo tồn loài sếu đầu đỏ quý hiếm

Bảo tồn loài sếu đầu đỏ quý hiếm
Bảo tồn sếu đầu đỏ như thế nào?

Trong một vài năm trở lại đây ở Việt Nam sếu đầu đỏ đã quay trở lại vùng Đồng Tháp Mười. Do môi trường sinh cảnh ở khu vực này đã được phục hồi đúng với điều kiện tự nhiên. Vì thế mà đã có gần 20 cá thể xuất hiện ở khu vực này khi các bãi thức ăn của chúng đã được phát triển trở lại. 

Bắt đầu từ năm 2007,  WWF đã tiến hành triển khai rất nhiều các hoạt động để khôi phục lại sinh cảnh tại vườn quốc gia Tràm Chim Đồng Tháp Mười về với điều kiện sống tự nhiên. Sau vài năm nỗ lực xây dựng và hoạt động nguồn thức ăn của loài sếu đầu đỏ gần như đã được khôi phục lại và phát triển tự nhiên.  

Để tiếp nối tiếp công tác bảo tồn và gìn giữ loài động vật quý này. WWF đang triển khai những hoạt động khôi phục sinh cảnh ở khu bảo tồn ngập nước Láng Sen cũng ở vùng Đồng Tháp Mười.

Lời kết

Sếu đầu đỏ rất đẹp và có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người dân Việt nói chung và người dân Đồng Tháp mười nói riêng. Với tình trạng hiện tại chúng ta đang dần bị tuyệt chủng bởi nạn săn bắn và hệ sinh thái bị thay đổi rất nhiều. Đó chính là lý do vì sao với thế hệ trẻ chúng ta cần phải cố gắng bảo vệ loài chim đẹp bằng cách bảo vệ lấy môi trường sống xung quanh mình.

admin

admin

Next Post
Cá voi xanh loài động vật lớn nhất thế giới cần được bảo tồn

Cá voi xanh ăn gì? Sống ở đâu? Vòng đời sinh sống của chúng

Học cách bảo vệ Gấu Trúc Đỏ: Các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ cho loài gấu này.
Thú quý hiếm

Các tập tính và thói quen của gấu trúc đỏ – Điều thú vị

by admin
10 Tháng 3, 2023
0

Học về Các Tập tính và Thói quen của Gấu Trúc Đỏ là một cuộc khám phá thú vị và...

Read more
Nguồn gốc của Gấu Trúc Đỏ

Khám phá điều thú vị về gấu trúc đỏ – Những kiến thức thú vị

10 Tháng 3, 2023
Khám phá nguyên nhân gấu trúc đỏ là loài gấu tuyệt chủng

Khám phá Nguy cơ tuyệt chủng của gấu trúc đỏ – Điều cần biết

10 Tháng 3, 2023
Mức độ hiếm của Gấu Trúc Đỏ

Khám phá Đặc điểm ngoại hình của gấu trúc đỏ – Điều cần biết

10 Tháng 3, 2023
Đặc điểm ngoại hình của Chim Hồng Hạc Flamingos

Tìm hiểu Nguy cơ tuyệt chủng của Chim Hồng Hạc hiện nay

8 Tháng 3, 2023
logo

Đến với dongvatquy24h, các bạn sẽ được tìm hiểu những loài động vật quý hiếm

đang được bảo tồn vào danh sách đỏ quốc tế. Theo dõi để biết thêm nhé!

2022 Copyright of https://dongvatquy24h.net/ DMCA.com Protection Status
  • Trang chủ
  • Thú quý hiếm
  • Bò sát quý hiếm
  • Loài cá quý hiếm
  • Động vật quý hiếm khác
  • Tin tức