Tê giác là động vật có vú sống trên cạn có kích thước lớn thứ hai trên Trái đất. Ngày nay, do quá trình săn bắt cũng như yếu tố thời tiết khắc nghiệt mà số lượng loài này không còn nhiều. Phần lớn chúng đang được bảo tồn trong các vườn quốc gia để duy trì nòi giống. Dưới đây là các thông tin tổng quát nhất về loài động vật quý hiếm này,
Đặc điểm chung của loài tê giác
Tê giác được xếp vào loài động vật quý hiếm, thuộc họ Rhinocerotidae, được bảo tồn, chăm sóc tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc điểm nổi bật dễ phân biệt nhất của loài này là chiếc sừng to lớn trên mũi. Sừng tê giác to, nhọn, có chiều dài từ 10 đến 20cm, có thành phần cấu tạo gồm keratin tương tự trong tóc và móng tay của con người.
Chiều cao
Về chiều cao tính từ phần vai, con đực cao 1,7m, con cái cao 1,6m và thường có cân nặng trên 1.000kg, thân dài tầm 3,6m. Trên mũi chúng có một sừng dài tùy vào từng loại và tuổi đời, đôi khi những con tê giác cái sẽ không có sừng. Da của loài này có màu xám thẫm, có nếp gấp, chia thành nhiều mảnh giáp. Sừng của loài này hình chuỳ hơi có cạnh hoặc tròn, đầy tù hoặc nhọn, hơi xiên; màu đen và nhạt dần về bên dưới.
Đế sừng
Đế sừng lồi lõm không đều nhau, có răng cưa nhỏ. Ở phần giữa xung quanh răng cưa có các vân dọc cùng gai cứng thẳng chưa được gọt hết. Đầu sừng nhẵn bóng, ở phía mặt trước sừng có rãnh dọc dài khoảng 12 – 16cm, phía dưới có u lồi cao 4cm, dài khoảng 8cm. Đế sừng tê giác to, hình tròn dài, phía sau rộng hình mai rùa, phía trước hẹp; rộng khoảng 12 – 16cm, dài khoảng 16 – 24cm; có màu nâu đen hoặc xám đen, nhạt dần về phía ngoài thành vàng xám hoặc nâu xám.
Đáy sừng
Đáy sừng lõm sâu khoảng 0,4 – 0,8cm, có nhiều chấm tròn “sa dê”. Chất sừng nặng, rất cứng, thớ dọc đều và không có các thớ ngang nên chỉ có thể chẻ dọc. Mặt bên trong của sừng đã chẻ có màu trắng xám, với những đường chỉ nhỏ ngắn hoặc lấm tấm như hạt vừng. Sừng tê giác rất tốt không nứt, sa dê to tròn, có màu đen bóng và mùi thơm nhẹ.
Sừng tê giác vô cùng có giá trị, được sử dụng trong y học đồng thời cũng được dùng làm đồ vật trang sức. Toàn thân tê giác được bao phủ bởi một lớp da từ chất keo có độ kết dính dày giúp chúng bảo vệ cơ thể. Nhiều người cho rằng mài sừng tê giác để uống sẽ chữa được bệnh. Chính vì thế mà loài động vật bị săn bắt rất nhiều chủ yếu để lấy sừng.
Tê giác ăn gì?
Tê giác có rất nhiều loại khác nhau, chỉ một số ít có đặc điểm riêng còn lại đa số chúng có những điểm ăn uống tiêu biểu chung. Thức ăn của chúng chủ yếu là cỏ, cây cành, lá, chồi non, các cây bụi có gai, cũng như trái cây chín rụng (tê giác có đặc điểm không bao giờ ăn trái còn ở trên cây).
Chúng có tính chọn lọc thức ăn rất cao, với thảm thực vật phong phú là thế nhưng chúng chỉ chọn ăn một vài loại lá cây như ngót dại, bứa, …Tầm với của tê giác không quá 3m, cho nên đối với những cây cao, vượt tầm với, chúng dùng thân đè xuống để lấy thức ăn. Có một điểm đặc biệt, phân của loài này sẽ giúp phát tán các hạt, mầm cây cỏ khiến cho thảm thực vật phát triển, được cân bằng.
Quá trình phát triển của loài tê giác
Bên cạnh các kế hoạch bảo tồn, duy trì nòi giống của con người, thì bản thân chúng vẫn thực hiện các công việc hàng ngày của mình: Giao phối, nuôi dưỡng con nhỏ, phát triển, đánh dấu lãnh thổ, cùng tồn tại song hành với các loài khác, tìm kiếm thức ăn, tận hưởng tắm bùn làm mát cơ thể. Cuộc sống của chúng có nhiều điểm thú vị để bạn khám phá thêm.
Tê giác có thể đã sống trên trái đất trong suốt hơn 55 triệu năm qua, tồn tại qua thời kỳ kỷ băng hà, di cư đến các lục địa, đối mặt với nhiều mối nguy hại như những con cá sấu khổng lồ, linh cẩu thời tiền sử,…
Tê giác sống đơn độc
Đa số loài này thường sống đơn độc, tránh lẫn nhau, chỉ một vài loại như tê giác trắng có thể sống thành từng nhóm, bao gồm một con cái và các con nhỏ, hay các con cái trưởng thành sống cùng nhau. Không giống các con cái, con đực chủ yếu sống một mình, trừ giai đoạn tìm con cái để giao phối. Chúng đánh dấu và bảo vệ lãnh thổ bằng phân.
Mỗi con có một mùi phân riêng và dùng để giao tiếp với nhau. Loài động vật này rất ít khi tụ tập lại với nhau, nhưng chúng dành rất nhiều thời gian cho loài chim lông vũ. Loài chim oxpecker thường đậu trên lưng và bắt những côn trùng ký sinh trên da dày của chúng. Đây là mối quan hệ tương hỗ, cả tê giác và chim oxpecker đều có lợi, chim thì có thức ăn còn tê giác thì có thể kiểm soát được lượng côn trùng ký sinh trên da.
Thích tắm bùn
Tiếng kêu lớn của loài chim oxpecker này cũng cảnh báo cho chúng biết về những mối nguy hiểm đang tiềm ẩn. Với thời tiết nóng nực, vào ban ngày, loài động vật có vú vĩ đại này thường dành thời gian cho việc nằm trong bóng râm hoặc trong những hố bùn để làm mát cơ thể. Chúng thích được tắm bùn nhờ lớp bùn trên da giúp chúng bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời và tránh các loài bọ ve tấn công. Chúng có thể tắm bùn trong suốt 3 tiếng.
Thời gian giao phối
Giống như các loài động vật khác, vào mùa mưa, chúng sẽ đi giao phối và thời gian mang thai là khoảng 15 tháng. Khi mới sinh ra, chúng có trọng lượng khoảng 30kg, và sau 3 ngày các con non có thể chạy theo con mẹ. Khi trưởng thành kích thước, cân nặng của chúng khác nhau nhưng trung bình từ 450kg đến 1370kg.
Tê giác được phân thành mấy loại?
Chúng được chia làm nhiều loại khác nhau dựa vào lớp da dày bảo vệ chúng. Ngày nay, trên thế giới nổi bật với 5 loài:
Tê giác trắng
Là loài ăn cỏ, ở nam Châu Phi thường sống tập trung thành bày từ 1 – 7 con, với đôi môi rộng, hơi vuông để ăn được nhiều cỏ cùng cái bướu ở phía sau cổ. Chúng có khả năng chịu khát cao từ 4 đến 5 ngày mà không cần nước uống và sinh sản rất ít khi bị giam cầm. Hiện có khoảng 20.000 con sinh sống.
Tê giác hai sừng Sumata
Đây là loài có kích thước nhỏ nhất. Chúng thường chủ yếu Đông Nam Á, với 2 sừng và có nhiều lông nhất. Chúng đang bị giết hại nhiều chỉ còn khoảng 200 còn và đang được xếp vào động vật cực kỳ quý hiếm trong danh sách đỏ.
Tê giác một sừng lớn Ấn Độ
Chúng thường sống ở các vùng ven sông, đồi núi thấp dưới chân dãy Himalaya thuộc Nepal và ở Ấn Độ. Chúng cao 1,8m, dài 3,5m và có thể nặng tới 2.270kg, có da gồ ghề màu nâu ánh bạc, được nối ghép lại với nhau. Các chân trước và vai được bao bọc bởi các bướu giống như mụn cơm, và có rất ít lông, Hiện nay còn khoảng 2000 con sinh sống.
Tê giác đen
Là loài động vật có vú thuộc bộ guốc lẻ, sóng chủ yếu ở miền Tây và Đông châu Phi gồm Kenya, Cameroon, Tanzania, Namibia, Zimbabwe, Cộng hòa Nam Phi. Đôi môi của chúng nhọn, cầm nắm được, da của chúng màu hơi ngả nâu đen, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đất đai, khu vực sinh sống cũng như thói quen của chúng.
Tê giác đen sinh sản rất ít và thường bị săn lùng nên nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao. Hiện còn khoảng 4000 con được xếp vào tình trạng cực kỳ nguy cấp do việc săn bắt trộm bừa bãi.
Tê giác một sừng Java
Chúng xuất hiện vào năm 1787 với chiều dài sừng của chúng khoảng 20cm, chiều dài cơ thể khoảng 3m và thường ăn cỏ, lá cây, hoa quả chín rụng. Hiện nay chỉ còn 40 con sống tại vườn quốc gia ở Indonesia.
Thực trạng của loài tê giác rất nguy cấp
Hầu hết các loài tê giác hiện nay trên thế giới đều đang có nguy cơ tuyệt chủng do quá trình săn bắn trộm và nạn phá rừng tăng cao. Theo thống kê số liệu, chỉ còn khoảng 29.000 cá thể tê giác khác nhau ở ngoài tự nhiên hoang dã, còn rất ít so với con số 500.000 cá thể vào đầu thế kỷ 20.
Nguyên nhân bị săn bắt trộm bừa bãi, tràn lan xuất phát từ chính giá trị của chúng mang lại. Cơ thể loài động vật này được làm dược liệu chữa các bệnh động kinh, co giật,… Sừng của chúng còn giúp nâng cao khả năng sinh lực ở nam giới cũng như dùng trong việc trang trí. Phân và nước tiểu của loài này giúp khử mùi hôi và làm cân bằng hệ thực vật.
Các biện pháp bảo vệ tê giác khỏi sự suy giảm quần thể
Với nguy cơ trên bờ tuyệt chủng, tê giác là mối quan tâm lớn của toàn nhân loại với nhiều giải pháp được đưa ra. Các quốc gia hợp tác lại với nhau để bảo vệ các khu bảo tồn, ngăn chặn việc buôn bán sừng tê giác bất hợp pháp, ngăn chặn những kẻ săn bắt trộm, xử lý mạng lưới tội phạm chuyên vận chuyển sừng đến Trung Quốc cũng các quốc gia châu Á khác, đồng thời phải có các biện pháp thật mạnh để xử lý những hành vi xấu đó.
Quan trọng không kém, cần có các biện pháp xóa bỏ nhu cầu về sừng tê giác nhất là ở Trung Quốc, giới nhà giàu sẵn sàng chi rất nhiều tiền để mua được chúng, để thể hiện địa vị và đẳng cấp. Ngoài ra, tuyên truyền, nâng cao kiến thức và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong cộng đồng để bảo vệ và duy trì giống nòi cho loài vật quý hiếm này.
Kết luận
Tê giác là động vật vô cùng quý hiếm đang được duy trì và bảo tồn trên thế giới. Tuy rằng còn nhiều khó khăn, nhưng bản thân mỗi chúng ta hãy đồng lòng góp sức vào việc bảo vệ loài động vật to lớn, giá trị này nhé.