Tê tê hay còn được gọi là trút hay xuyên sơn, với bề ngoài gần giống với thằn lằn, tuy nhiên lại thuộc loài động vật có vú. Đây là một loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, vì một số loại gần như đã biến mất hoàn toàn. Chúng thường sống ở trong các hốc cây hay các hang, tùy vào nơi sinh sống, cũng vì thế đôi trong tiếng Mã Lai được gọi là “con cuộn tròn”.
Ngoại hình và dấu hiệu nhận biết tê tê
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về ngoại hình và dấu hiệu nhận biết loài vật này:
Đặc điểm về ngoại hình
Một con tê tê thường có kích thước giao động từ 30 cho đến 100 cm. Với chân ngắn thân thì dài, đầu nhỏ còn đuôi thì rất dài. Phần bụng lại trắng mềm, lưỡi là thứ kỳ lạ nhất của loài động vật này. Bởi nó rất dài gần như gần bằng chiều dài thân của chúng, và có thể bắt mồi một cách đáng kinh ngạc.
Toàn thân của có các lớp vảy cứng bao bọc, chồng lên nhau, như một tấm vảy lớn, với chất liệu tương tự như móng của chúng, đây là đặc điểm mà chỉ loài động vật này mới có được. Không phải từ lúc sinh ra lớp vỏ này đã cứng, mà do thời gian, tương tự như chất liệu móng của con người là keratin, dần dần khi sinh sống trong môi trường tự nhiên nó bắt đầu cứng dần lên.
Cách nhận biết bên ngoài
Nếu vào các khu rừng hay các khu bảo tồn ở miền nhiệt đới khu vực Châu Á, Châu Phi vào ban ngày bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh một chú tê tê đang ngủ với hình dáng cuộn tròn như một trái bóng. Việc với lớp vỏ ngoài cứng nhọn chồng lên nhau có tác dụng như một chiếc áo giá, bảo vệ chúng bởi các mối đe dọa khác trong khu rừng.
Tập tính kiếm ăn về đêm
Con vật này có tập tính thích hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm dù thị lực rất kém cụ thể như sau:
Nguồn thức ăn
Nguồn thức ăn của chúng là các loại sinh vật nhỏ như kiến, mối đôi khi là các loại côn trùng khác, thường là các loài ấu trùng nhỏ. Thông thường chúng chỉ tiêu thụ khoảng 140 đến gần 200 gram thức ăn cho một ngày.
Nét đặc biệt ở bộ móng dài và cứng, cùng hai chân có móng cứng phía trước, giúp giúp phá vỡ các tổ hay đào hang để tìm kiếm thức ăn. Ngoài dùng móng để đào, tê tê còn có khứu giác rất tốt, nhờ đó dễ dàng phát triển ra vị trí của con mồi.
Cách săn mồi
Tê tê có tập tính thích hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm dù thị lực rất kém còn bị thiếu răng nhưng lại có chiếc chiếc lưỡi dài tới 40cm, trong khi chỉ to có 0,5cm. Khi tìm được con mồi thì chúng tiết ra nước dãi rồi dùng đó làm rất dính để bắt mồi.
Việc không có răng làm cho tê tê không có khả năng nhai thức ăn, tuy nhiên tê tê lại có một chiếc dạ dàng rất tốt, được bao phủ bởi keratin chất liệu có cả trong móng tay móng chân của nó. Những chiếc gai trong dạ dày giúp chúng nghiền nát và tiêu hóa thức ăn một cách tốt nhất.
Tê tê và tập tính sinh sản kỳ lạ
Với tập tính thích sống đơn độc chắc chắn bạn sẽ khó bắt gặp chúng đi thành bầy đàn và cả trong thời gian sinh sản:
Tập tính sinh hoạt
Với tập tính thích sống đơn độc, bạn khó bắt gặp chúng đi thành bầy đàn. Chúng thường chỉ đi cùng nhau trong mùa giao phối và khoảng 2-3 năm đầu để sinh sản và nuôi con. Thời gian giao phối không cố định trong năm, tùy điều kiện môi trường sinh sống, có khi vào mùa hè có khi lại mùa thu.
Thông thường con cái nặng hơn con đực khoảng 40%, phần nào đó là lý do đặc biệt khiến con đực không chủ động đi tìm con cái như các loại động vật khác. Chúng dùng nước tiểu của mình đánh dấu lại, con cái sẽ tự tới tìm kiếm Khi có sự cạnh tranh trong giao phối, con đực lúc đó mới dùng đuôi của mình để tranh giành.
Khi sinh sản
Thời gian mang thai của các loài tê tê đều khác nhau, trung bình giao động từ 120 tới 150 ngày. Thông thường một lần sinh sản chỉ đẻ một con, tuy nhiên ở một số loại tê tê có thể đẻ lên 2-3 con nếu sinh sống ở khu vực Châu Á.
Tê tê con thì có trọng lượng tầm từ 75-450g, điều này còn tùy vào con cái và con đực trọng lượng như thế nào. Khi mới sinh ra, tê tê có bộ vảy mềm, màu sáng trắng, sau này khi trưởng thành theo thời gian, do ảnh hưởng của môi trường sống, chúng bắt đầu có bộ vảy cứng cáp hơn để bảo vệ tốt cho cuộc sống của mình.
Chỉ khoảng 2-3 năm nuôi con này, người ta mới thường thấy chúng sống theo nhóm từ 2-3 con, khác với sở thích sống đơn độc khi trưởng thành. Thông thường được bố mẹ bảo vệ trong hang trong vòng 2- 4 tuần đầu khi sinh ra. Cho tới thôi sữa mẹ tầm trên ba tháng thì bắt đầu ăn côn trùng, đến 2-3 năm thì trưởng thành và bắt đầu tách ra ở độc lập.
Những giá trị của loài bò sát này khi bị con người khai thác
Tê tê được săn bắt lấy thịt và vảy dùng nhiều trong các chế phẩm y học cổ truyền của Trung Hoa. Người ta tin rằng, tê tê có tác dụng giúp sản phụ tiết nhiều sữa hơn, hay tan các cục máu đông, từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu.
Với nhiều lời đồn về công dụng giúp cho mọi loại bệnh, còn bổ dưỡng, ăn vào rắn chắc . Không chỉ thịt, vảy mà cả máu của tê tê còn được coi là một đan dược có tác dụng giải độc, tiêu tán cho bệnh nhân ung thư, hay cho ai muốn làm sạch máu, lưu thông máu.
Ở Việt Nam, có rất nhiều người mua chúng để sưu tầm ngâm rượu như một thứ để thoải lòng thích thú đơn thuần hay dùng vì cho rằng giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực. Mà không biết mình đang tiếp tay cho các hoạt động phạm pháp và một số loài tê tê hoàn toàn không thể tiêu thụ như một loại thức ăn vì độc tính của chúng.
Buôn bán tê tê là một hoạt động phi pháp
Việc buôn bán loài động vật này là hoàn toàn trái pháp luật và rất có thể dẫn cơ chúng bị tuyệt chủng. Hãy cùng chúng tôi phân tích:
Mối đe dọa đối với loài bò sát
Hiện nay tê tê đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do con người đều săn bắt để lấy thịt và vảy của chúng. Đặc biệt ở Châu Á chúng được bắt thịt để dùng trong đông y, với công dụng điều hòa khí huyết, hay dùng cho các sản phụ. Ngoài ra còn dùng như một chất khử trùng cho các vết thương. Vì thế là loài bị săn bắt và buôn bán nhiều nhất trong các loài động vật hiếm trên thế giới.
Ngoài ra do nạn phá rừng, ôi nhiễm môi trường khiến cho môi trường sống tự nhiên của loài động vật này bị đe dọa một cách nghiêm trọng. Do đặc tính không thích sống bầy đàn, thích hoạt động về đêm, ngoài ra nguồn thức ăn khác các loại khác, chúng rất khó để sống ở các môi trường nhân tạo khác.
Không những thế đặc tính sinh sản lại khá đặc biệt, chỉ sinh 1-3 cá thể trong một lần, và một năm chỉ giao phối đúng một lần. Việc săn bắn tùy tiện, khiến tê tê càng ngày bị giảm sút số lượng một cách trầm trọng, và tiến tới nguy cơ tuyệt chủng nếu không có các biện pháp mạnh.
Tình hình buôn bán tê tê hiện nay
Cùng nhìn lại tình hình hiện tại của động vật này trong hiện tại:
Thế giới
Mặc dù đã được bảo vệ bởi lệnh cấm toàn thế giới không được khai thác sử dụng chúng với mục đích thương mại. Nhưng chúng vẫn bị buôn bán trái phép do nhu cầu sử dụng và tư duy chúng có nhiều tác dụng thần kỳ đối với sức khỏe con người, đặc biệt giúp ích trong y học.
Mặc dù có ở cả Châu Phi và Châu Á, tuy nhiên thị trường buôn bán trái phép tê tê lại hoạt động mạnh ở các nước Châu Á hơn. Đặc biệt là các chợ đen tại Trung, Việt Nam, Philippines…Hàng năm, rất nhiều các chuyến hàng đội lốt dưới các sản phẩm khác, được tuồn về các nước một cách tinh vi, dù cho có thường xuyên bị các ngành chức năng kiểm soát.
Ở Việt Nam
Ngày nay khi thị trường online phát triển, các trang mạng mua bán tê tê lại càng trở nên sôi động và nhiều tới mức các cơ quan chức năng khó lòng kiểm soát hết được. Đặc biệt ở Việt Nam, được bán tràn lan trên mạng, và cả các thị trường trực tiếp bên ngoài.
Hàng năm có cả hàng chục tấn tê tê phạm pháp được đưa vào Việt Nam, sau đó thường chuyển sang Trung quốc. Nhất là ở các cửa biển như Hải Phòng, lực lượng hải quan thường hay bắt giữ, tịch thu được chuyển từ bên nước ngoài về.
Các quy định pháp luật để bảo vệ tê tê tại Việt Nam
Ở nước ta có hai loại là tê tê vàng và tê tê Java, chúng đều được pháp luật đưa vào bảo vệ ở mức độ cao nhất do nguy cơ tuyệt chủng ngày càng cao. Hiện nay, theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP, thì mọi hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ vận chuyển và buôn bán trái phép cá thể tê tê hay các bộ phận cơ thể của chúng đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, theo nghị định 158/2013/NĐ-CP đối với các hành vi quảng cáo để buôn bán tê tê đều bị nghiêm cấm và phạt hành chính từ 70 tới 100 triệu đồng. Còn đối với việc buôn bán bị phạt từ từ 10-15 năm đối với các cá nhân, phạt thêm đối với các tổ chức, tùy mức độ nghiêm trọng của vụ án.
Chúng ta làm gì để bảo vệ tê tê
Do nhận thức cùng niềm tin về tác dụng của nó, khiến loài động vật này dần rơi vào nguy cơ tuyệt chủng cao. Vì thế mỗi cá nhân chúng ta cần phối hợp cùng các cơ quan chức năng bảo vệ chúng trước các mối đe dọa từ con người và thiên nhiên. Khi phát hiện ai đó buôn bán, săn bắt tê tê cần báo ngay cho nhà nước kịp thời.
Chung tay tuyên truyền, hiểu biết về loài tê tê này, tuyệt đối không được tiếp tay hay thực hiện các hành vi buôn bán trái phép. Không sử dụng dù bất kỳ hình thức nào, và kêu gọi mọi người thân, bạn bè, đồng nghiệp…
Kết bài
Tê tê đang là loại động vật có nguy cơ tuyệt chủng rất cao, vì thế nếu ngay bây giờ bạn không chung tay để bảo vệ nó, thì có thể chúng sẽ biến mất hoàn toàn. Có rất nhiều thông tin không chính thống về công dụng của nó khiến việc buôn bán càng trở nên phát triển. Hy vọng thông tin trong bài viết này giúp bạn phần nào hiểu hơn về loại động vật và cùng nhau chung tay bảo vệ chúng nhé.