Rắn cạp nong là loài rắn quý hiếm và có giá trị rất cao. Tuy nhiên nó cũng là loài rắn rất độc, gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người. Bài viết hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loài rắn này.
Giới thiệu chung về rắn cạp nong
Rắn cạp nong hay còn gọi khác là rắn khúc vàng khúc đen, rắn ăn tàn, tu cáp đồng ( theo tiếng dân tộc Tày) cũng là họ rắn cạp nia, là loài rắn thường sống ở Ấn Độ, Bangladesh, Nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Đây là loài dài nhất trong chi cạp nia.
Loài rắn này có tên khoa học là Bungarus fasciatus. Hiện nay loài rắn này có sự suy giảm quần thể ít nhất tới 50% do nơi cư trú bị suy giảm, chất lượng nơi sinh cư trong quá khứ và hiện tại, do sự khai thác môi trường, mở rộng đô thị hóa, đường xá, săn bắt triệt để, nạn buôn bán trái phép.
Đặc điểm và đặc tính của rắn cạp nong
Mỗi một loài bò sát thì đều có những đặc tính riêng của chúng và loài rắn cũng vậy. Chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm và đặc tính của loài rắn cạp nong để biết cách phòng tránh nhé!
Đặc điểm hình dạng của rắn
Đặc điểm nhận biết dễ dàng nhất của loài rắn này là về màu sắc của nó. Chúng có 2 màu trên có thể của chúng là màu đen và vàng đan xen nhau. Nó là loài khá nhút nhát nên chủ yếu xuất hiện nhiều vào ban đêm.
- Đầu của chúng to và rộng, mặt cắt ngang hình tam giác
- Mắt của chúng có màu đen
- Rắn cạp nong có đầy đủ các bộ phận hậu môn và các tiểu đơn
- Đuôi của nó nhỏ, dài khoảng 1/10 chiều dài cơ thể
- Chiều dài trung bình của mỗi con rắn là 1,8m. Một số con trưởng thành chiều dài có thể đạt tới 2,3m
Đặc tính của rắn cạp nong
Rắn thường sống đơn lẻ nên môi trường sống của loài rắn này chủ yếu là núi đất, rừng thưa, trảng cỏ, ven khe suối hoặc ở các nương rẫy Chúng thường ẩn mình trong các khe hốc đa, hốc cây, tổ mối và các hang của các loài gặm nhấm khác.
Chúng rất chậm chạp khi di chuyển nên thường cuộn mình trong tổ, đám cỏ rậm Chúng thường đi kiếm ăn sau khi mối vũng nước. Rắn cạp nong không săn đuổi mồi mà chúng thường nằm chờ con mồi đi qua và tấn công
Chúng bơi rất giỏi nên ngay cả khi môi trường xung quanh toàn là nước thì chúng vẫn có thể di chuyển một cách linh hoạt, uyển chuyển. Và thường bò theo ánh lửa. Chúng thường đẻ trứng, ấp nở vào khoảng thời gian tháng 4 đến tháng 5
Đây là loài rắn khá nhút nhát nên chỉ xuất hiện vào ban đêm. Nếu gặp nguy hiểm, chúng sẽ cuộn tròn mình lại và dấu đầu dưới thân . Vào ban ngày chúng thường nằm im trên bụi cỏ, cống nước. Do đó con người sẽ gặp nguy hiểm khi gặp chúng vào ban đêm.
Rắn cạp nong sống ở đâu?
Rắn cạp nong xuất hiện ở toàn bộ tiểu vùng Ấn Độ như maharashtra, bihar, Andhra Pradesh đến Trung Quốc, bán đảo Malaysia, quần đảo Nam Trung Quốc Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Singapore, Việt Nam.
Ở Việt Nam chúng thường sống phổ biến ở đồng bằng, trung du và miền núi. Sống trong rừng hoặc ở những nơi gần chỗ ở của con người. Thường gặp chúng nhiều hơn ở những khu vực địa hình cao giáp với nước, sống trong hang chuột hay hang mối đã bỏ hoang.
Trong mùa khô lạnh loài rắn này thường hay ẩn náu đơn độc, đôi khi có 2 đến 3 cá thể sống trong một hang, cũng có khi sống chung cả với ếch đồng. Rắn cạp nong lột xác quanh năm và chúng thường lột xác ở trong hang.
Ở khu vực miền Bắc Việt Nam,chúng bắt đầu giao phối trong từ tháng 1 hoặc tháng 2, đẻ trứng trong hang vào tháng 5, tháng 6 và đẻ trung bình 9 trứng . Rắn mẹ có tập tính là cuốn lấy trứng để canh giữ, bảo vệ trứng.
Trong thời gian này, rắn mẹ vẫn vừa canh giữ trứng vừa phải đi kiếm mồi. Con non xuất hiện vào tháng 7 hoặc tháng 8, chúng thường dài khoảng 30 – 35cm. Rắn cạp nong vào ban ngày rất chậm chạp, ít cắn người, song khi đã bị rắn cắn có thể gây tử vong, rất cao vì nọc rắn rất độc, tính độc gấp 4 lần so với Rắn hổ mang.
Thức ăn của rắn
Vì đặc tính của chúng là không săn đuổi con mồi mà chúng thường nằm chờ con mồi đi qua và tấn công nên thức ăn của chúng là loài rắn khác nhỏ hơn mình (tập tính này giống như rắn hổ mang) , chúng thường đi kiếm ăn về ban đêm, bắt các loài rắn khác, đôi khi ăn cả thằn lằn, ăn cá, ếch, trứng loài động vật khác….
Nọc độc của rắn cạp nong
Việc đánh giá mức độ nguy hiểm của mỗi loài rắn phụ thuộc rất nhiều vào việc nọc độc của chúng đối với nạn nhân bị tấn công. Với mỗi tiêu chí thì bảng xếp hạng này sẽ có sự thay đổi (một loài rắn có mức độ nguy hiểm hơn loài kia ở tiêu chí này nhưng có thể xếp dưới ở một tiêu chí khác).
Người ta thường dùng các tiêu chí để đánh giá sự nguy hiểm của mỗi loài rắn như lượng nọc độc tiết ra (nhiều hay ít), cấu tạo của răng nanh ( tức là khả năng bơm nọc vào vật bị cắn khi chúng tấn công), độ phổ biến (tỉ lệ tấn công con người như thế nào)…
Vậy thì để xét về sự nguy hiểm của loài rắn này, chúng ta sẽ xét đến độ mạnh và nguy hiểm của nọc độc hay nói cách khác là chất lượng nọc độc. Nọc độc của chúng có chứa chất độc tố gây nguy hại cho hệ thần kinh. Khi đã bị rắn cắn có thể bị tử vong trong vòng 30 phút nếu không được cấp cứu kịp thời, vì nọc rắn rất độc, tính độc gấp 4 lần so với rắn hổ mang.
Sơ cứu khi bị rắn cạp nong cắn như thế nào?
Trong số khoảng gần 3000 loài rắn trên thế giới, chỉ có gần 20% loài rắn có nọc độc hoặc chất tiết nọc độc đối với con người. Việc trang bị, sơ cứu khi bị rắn cắn là hết sức quan trọng nó quyết định đến tính mạng của nạn nhân.
Do đó để giảm tối đa tác hại của nọc rắn với cơ thể con người, bên cạnh việc sơ cứu người khi bị rắn cắn, triệu chứng và cách nhận biết mỗi chúng ta cũng cần biết những điều Nên và Không nên làm khi bị rắn cắn.
Những biểu hiện thông thường sau khi bị rắn độc cắn bao gồm: Chảy máu, thấy đau đớn, khó thở, mệt mỏi, phù nề, hoại tử thậm chí nhiễm trùng máu hoặc đối diện với tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nếu bị rắn cạp nong cắn, nhanh chóng gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp tại các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí bằng huyết thanh kháng nọc rắn càng sớm càng tốt ít nhất là trong 12 giờ đầu để tránh ảnh hưởng đến tính mạng.
Có rất nhiều trường hợp do sơ cứu không đúng cách nên nhiều người có thể bị hoại tử tay chân, nhiễm trùng máu hay thậm chí bị tử vong. Vì vậy, nhận biết rắn độc cắn và bước đầu sơ cứu đúng cách là vô cùng cần thiết, có thể quyết định đến việc giữ được tính mạng của nạn nhân
Các bước sơ cứu khi bị rắn cạp nong cắn
Khi không may bị rắn cắn, trong thời gian chờ sự hỗ trợ của y tế cần thực hiện sơ cứu theo các bước sau:
- Cố gắng di chuyển nhẹ nhàng nạn nhân ra xa hẳn tầm hoạt động của con rắn
- Cần trấn an tinh thần của nạn nhân để giữ tâm lý luôn bình tĩnh, hạn chế tối đa cử động để tránh nọc độc phát tán nhanh.
- Bất động chỗ bị rắn cạp nong cắn bằng nẹp để làm chậm sự lây lan của nọc độc
- Nhớ phải làm sạch vết thương bằng xã phòng và nước muối sinh lý
- Không tự ý chườm lạnh hay bôi bất kì hóa chất, đắp lá cây gì lên vết thương
- không uống bất kì loại thuốc gì khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ
- Không rạch, chích vết thương hoặc cố gắng để nặn nọc độc ra tránh bị nhiễm trùng
- Dùng miếng gạc khô, sạch có sát khuẩn để băng lại vùng bị rắn cắn
- Thảo bỏ đồ trang sức trên người nạn nhân và cần nới lỏng quần áo nhằm tránh gây chèn ép và làm sưng nề vết thương
- Điều chỉnh tư thế sao cho vùng bị rắn cắn thấp hơn tim, kể cả khi lúc vận chuyển đến bệnh viện.
Nên nhớ không nên cố bắt con rắn khi bị tấn công thay vào đó nên ghi nhớ màu sắc, hình dáng và phương thức tấn công của chúng để có thể mô tả với bác sĩ, thông tin này sẽ rất có ích trong điều trị. Nếu có điện thoại thông minh bên mình và thuận tiện, thì hãy chụp ảnh con rắn từ khoảng cách an toàn nhất để giúp việc nhận dạng được dễ dàng hơn.
Vậy làm thế nào để có thể đề phòng rắn cắn
Điều quan trọng đầu tiên mà mỗi chúng ta cần trang bị kiến thức cho mình là nhận biết được và tránh xa môi trường sinh sống, ẩn nấp của rắn. Mùa mưa thường là giai đoạn sinh sản, phát triển mạnh của rắn, đặc biệt là các loài rắn độc. Chính vì thế chúng ta phải hết sức cẩn thận sau mỗi trận mưa.
Tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay, mưa lụt kéo dài, chặt phá rừng bừa bãi của con người đã phá vỡ môi trường sống của loài rắn nên chúng phải tìm đường khác để trú ẩn và kiếm ăn ở các khu vườn, tán cây, bụi cỏ… Đây cũng là nguyên nhân khi vào mùa mưa thì số người bị rắn cắn phải nhập viện gia tăng với những mức độ nguy hiểm khác nhau.
Vì vậy để tránh bị rắn cạp nong cắn, cần lưu ý luôn mặc bảo hộ an toàn, đi ủng hoặc giày cao cổ, quần dài khi phải đi vào bụi rậm, đem theo cành cây, gậy để đánh động hoặc xua đuổi rắn ở những nơi, đoạn đường sẽ đi.
Nếu gặp rắn chúng ta nên di chuyển nhẹ nhàng, tránh càng xa càng tốt bởi đặc tính của rắn chỉ tấn công khi bị đe dọa. Một con rắn dù đã chết nhưng vẫn có thể còn chứa nọc độc nguy hiểm do đó không nên cố bắt hay giết chết rắn.
Lời kết
Qua bài viết chia sẻ về rắn cạp nong, chúng tôi hy vọng sẽ là những kiến thức bổ ích giúp bạn tránh được những nguy hiểm từ loài rắn này khi bị chúng tấn công. Cũng giống như các loài rắn độc khác để có cách xử lý phù hợp nếu không may bị cắn.