Cá hô là cái tên khá quen thuộc với nhiều người dân miền Tây và miền Nam, nó xuất hiện từ lâu và có một khoảng thời gian được liệt vào sách đỏ với tư cách là một loài động vật cần được bảo tồn. Những năm gần đây loài cá này đã được lai tạo, đem đi nuôi trồng và được bày bán trên thị trường.
Tìm hiểu tổng quát về loài cá hô
Cá hô là một loại cá khá đặc biệt với nhiều tên gọi khác nhau như cá Xiêm khổng lồ, cá chép Thái hoặc các vua và là một loài thuộc họ cá chép. Sở dĩ loài cá này có cái tên như vậy là xuất phát từ kích thước của cơ thể, theo đó đây là loại cá lớn nhất trong tất cả các họ cá chép đồng thời lớn nhất trong khu vực sông Mê Kông.
Cá hô phân bố chủ yếu ở khu vực sông cửu Long, đồng bằng sông Cửu Long hoặc Vàm Cỏ Tây. Chủ yếu ở các con sông lớn nhưng vào mùa mưa lũ sẽ theo các dòng nước cuốn vào các kênh rạch nhỏ hoặc vùng đồng bằng ngập nước. Trên thế giới loài cá này cũng được tìm thấy ở Lào, Thái Lan và cả Campuchia.
Chúng thường bơi đến những vùng thuận lợi để kiếm ăn hoặc sinh sản nên người ta xếp nó vào loài cá di cư. Bên cạnh đó đây cũng là loại động vật được đánh giá là có giá trị khoa học, nghiên cứu cũng như giá trị kinh tế cao, thông thường được bán để chế biến thành các món ăn đặc sản.
Đặc điểm nhận dạng chính của cá hô
Là loài cá nước ngọt thuộc họ cá chép có kích thước lớn nhất, để nhận dạng được cá hô không hề khó, thậm chí người ta còn có thể nhận ra nó ngay vì hoàn toàn khác biệt so với các loài cá khác. Trong đó có một số đặc điểm chính về bên ngoài và đặc điểm sinh sản như sau.
Đặc điểm bên ngoài của cá hô
Cá hô có những đặc điểm bên ngoài khó nổi trội như kích thước lớn, có những con cá sống tại các dòng sông kích thước có thể lên tới 3m và trọng lượng khoảng 600kg. Đây được ghi nhận là một loại cá nước ngọt to nhất thuộc họ cá chép.
Còn thông thường cá hô sẽ có chiều dài trung bình khoảng 60 – 90cm. Bên cạnh đó người ta cũng quan sát được một số đặc điểm bên ngoài như: thân trước tròn và cao, dẹp ở phần sau. Thân cá không có vẩy, mồm khá nhọn và hơi nhô về phía trước, mắt cá to và miệng rất rộng.
Trong khoang miệng cá hô tách làm hai hàm, mỗi hàm đều có các răng lớn và nhỏ tách biệt nhau. Khác với các loại cá chép khác thì cá không hề có râu. Phần đầu của cá có những ánh nâu xám hoặc xanh, nhạt về phía bụng, phần bụng chủ yếu có màu trắng bạc.
Nếu như các loài cá được phân loại dựa vào một số đặc điểm như kích thước, râu cá thì cá hô người ta sẽ phân loại dựa theo màu sắc, trong đó có 3 loại cơ bản là cá trắng, vàng và đen. Trong đó phổ biến nhất là cá đen, loại này cũng được sử dụng để chế biến món ăn, được coi là loại thực phẩm dinh dưỡng.
Đặc điểm trong quá trình sinh sản của cá hô
Cá hô sinh sản theo mùa, một loài cá hô thông thường sẽ có thể bắt đầu sinh sản sau từ 3 đến 5 năm. Mùa sinh sản của cá rơi vào các tháng 6 , 7, 8, hoặc thời điểm mưa nhiều, khi nước từ đầu nguồn đổ về với lượng lớn phù sa. Một con cá hô cái có thể sinh nở từ 6 đến 7 triệu trứng. Đến giữa tháng 9 thì trứng cá nở thành các con cá con.
Người dân thường đi bắt cá con ở các cánh đồng hoặc các con sông sau đó đem về làm giống để nuôi và bán sau khi cá đạt được kích thước tiêu chuẩn. Người dân ở những vùng nuôi trồng nhiều cá hô cho biết một năm mùa sinh sản của cá hô chỉ diễn ra một lần và thường kéo dài trong suốt mùa mưa, giữa các năm có thể chênh lệch một khoảng thời gian ngắn.
Tập tính sống của loài cá hô
Cá hô có tập tính sống riêng, khác biệt với các loài cá khác, chủ yếu với hai tập tính là thích di cư và sống theo cặp. Mỗi năm vào mùa nước nổi cá sẽ di chuyển đến những khu vực khác (có thể là dòng sông hoặc vùng nước ngập,…) để tự kiếm thức ăn và tìm nơi sinh sản.
Với kích thước lớn và khối lượng nặng, loài cá này di chuyển rất chậm chạp và hầu như hiếm có con nào có thể bơi nhanh được. Chúng sẽ sống tại các dòng sông có lượng phù sa dồi dào và lượng nước lúc nào cũng lên cao, điển hình là ở lưu vực sông Mê Kông.
Cá hô bắt đầu quá trình di chuyển vào thời điểm nước từ thượng nguồn bắt đầu đổ về vào giữa tháng 5, sau đó tìm nơi sinh sản vào tháng 6,7,8. Trứng nở vào tháng 9 và đến tháng 10 lại di chuyển, người ta thường bắt gặp con cá tại sông Mê Kông vào tháng 10.
Đa phần các loài cá hô đều khá hiền lành và không tấn công con người, chúng thường sống ở tầng đáy và không thường xuyên nổi trên mặt nước. Điều khiến nhiều nhà nghiên cứu sinh vật học quan tâm là tập tính sống theo bầy và theo cặp của nó.
Đa số cá hô sẽ sống theo một cặp, rất chung thủy hoặc sống theo một bầy đàn. Chúng luôn đồng hành với nhau từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành, cùng nhau kiếm ăn, sinh sản, di chuyển. Hiếm khi mới bắt gặp chúng di chuyển hoặc sống một mình.
Cá hô ăn gì để sống?
Giống như hầu hết các loại cá khác, cá hô là một loài ăn tạp và khá dễ nuôi. Thức ăn của chúng có thể là rong rêu, sinh vật phù du, trái cây trên cạn rụng xuống ven sông. Bên cạnh đó chúng cũng có thể ăn một số loại động vật không xương sống như giáp xác, giun,…
Trong môi trường nuôi trồng người ta sẽ cho cá ăn các loại thức ăn tổng hợp, đôi khi sẽ có những loại rau hoặc những loại trái cây lên men mà con người không dùng đến. Vì là loài cá ăn tạp nên chúng không kén loại thức ăn nào nhưng chủ yếu vẫn là những loại thực vật, sinh vật phù du.
Chính vì đó nên thịt của chúng được đánh giá là loại thịt cá chắc, ngon và sạch nhất trong số các loại cá. Nhiều người thích sử dụng cá hô chế biến thành các món ăn độc lạ và thơm ngon, hầu như ai từng ăn qua loại cá này đều cảm thấy nó rất hợp khẩu vị.
Tình trạng loài cá hô hiện nay
Nếu như các loài cá khác có mức độ nuôi trồng và phát triển khá cao thì cá hô hiện nay lại được liệt vào danh sách các loài cá cần được bảo tồn. Có rất ít số lượng cá có thể phát triển đến giai đoạn trưởng thành do nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân chính đến từ việc bị mất môi trường sống tự nhiên và do hoạt động khai thác quá mức của con người.
Số liệu thống kê
Việc giảm sút số lượng cá này được minh chứng qua số liệu của Campuchia, vào năm 1964 họ đánh bắt được hơn 200 tấn cá hô nhưng đến năm 1980 con số này đã chạm mức không tưởng, chỉ có 50 con và thậm chí đến năm 2000 chỉ bắt được 10 con.
Tại Khone Phapheng, từ năm 1993 đến 1999 người ta chỉ tìm thấy một cá thể cá nhỏ duy nhất và suốt những năm 2000 họ chưa tìm ra được thêm cá thể nào. Tại Việt Nam, số lượng loài cá này cũng giảm rất nhanh, chủ yếu chỉ có ở mùa mưa với số lượng quần thể cực kỳ ít. Khi vào mùa khô thì hầu như sẽ không xuất hiện hoặc chỉ có một vài cá thể thưa thớt.
Chính vì thế tại Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực hạ lưu sông Mê Kông đã phải đưa cá hô vào danh sách các loài động vật cần được bảo vệ. Việt Nam đưa chúng vào Sách Đỏ những năm 1992, 2000.
Campuchia cũng ban bố sắc lệnh cấm đánh bắt cá hô để nâng cao nhận thức và bảo tồn chúng, tránh nguy cơ tuyệt chủng, cảnh báo người dân không được khai thác chúng vào mùa sinh sản cũng như không cho phép khai thác những con chưa trưởng thành (chiều dài dưới 60cm).
Tình trạng cá gần đây
Những năm gần đây, người ta tiến hành nhiều nghiên cứu để nhằm lai tạo, nâng cao số lượng cá hô. Đến năm 2005 thì cá hô được thuần hóa và cho sinh sản thành công tại Việt Nam. Sau đó dần dần phát triển và được nhân giống rộng rãi, nuôi trồng ở các tỉnh miền Nam Việt Nam. Người ta nuôi cá hô ở trong ao, lồng bè hoặc các khu vực nước ngập.
Với tốc độ tăng trưởng khá nhanh khoảng 2 – 3kg/ năm, đồng thời cũng có thể thả chúng ở ghép với những loài cá khác. Do đó những năm gần đây sản lượng cá hô đã ngày càng tăng cao, đáp ứng và phục vụ được nhu cầu của con người.
Đặc biệt việc cá hô được nuôi trồng như hiện nay rất được khuyến khích bởi nó không chỉ giúp mang lại giá trị kinh tế và thu nhập cho người dân mà còn đóng góp vai trò quan trọng trong bảo tồn một loại tài nguyên động vật của quốc gia tránh khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Có thể nói tình trạng cá hô hiện nay đang duy trì ở mức ổn định về số lượng và sản lượng đánh bắt, cung cấp ra thị trường. Không còn bị liệt vào danh sách đỏ như trước, tuy nhiên vẫn cần phải quan tâm sát sao trong việc nuôi trồng và khai thác để tránh tình trạng đánh bắt quá mức gây ra những hệ quả xấu.
Kết luận
Như vậy bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về loài cá hô, những đặc điểm tập tính sinh sống cũng như tình hình phát triển của nó. Ngày nay, người ta coi cá hô như là một loại đặc sản thơm ngon, chế biến ra nhiều món ăn khác nhau phục vụ nhu cầu ẩm thực của con người. Nếu có cơ hội bạn nên thử ăn loại cá này một lần để biết mùi vị độc đáo, tươi ngon của nó. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn đọc.