Những năm trở lại đây con cheo đã trở thành tâm điểm thu hút giới nghiên cứu sinh vật học do tình trạng suy giảm nghiêm trọng các cá thể. Thậm chí trong một khoảng thời gian dài người ta còn cho rằng loài động vật này đã bị xóa sổ. Nhưng thực tế chúng vẫn còn tồn tại với số lượng ít và đang trong diện cần được bảo tồn.
Con cheo là con gì?
Con cheo được coi là một trong số những loài động vật quý hiếm cần được bảo tồn theo Sách Đỏ. Ở nhiều vùng, nó được gọi với một cái tên khác là con cheo với tên khoa học là Tragulidae.
Về nguồn gốc của cheo cheo, các nhà nghiên cứu sinh vật học thế kỷ trước khẳng định đây là con vật đại diện cho các loài động vật nhai lại thời kì đầu. Các phân loại cũng đặt nó thuộc nhóm giữa động vật móng guốc không nhai lại như lợn và hà mã và các loài nhai lại như linh dương hươu và gia súc.
Kích thước của con cheo nhỏ hơn rất nhiều nếu so sánh với các loại động vật móng guốc khác và thường bị nhầm lẫn với các loài hươu, nai rừng. Theo các tài liệu khoa học ghi chép về cách phân loại động vật thì hiện nay có khoảng 10 loài cheo cheo đang tồn tại trên khắp thế giới bao gồm: Cheo cheo nước, con cheo Java, vằn vàng, napu, Việt Nam, Nam Dương, Williamson, cheo đốm Ấn Độ, cheo đốm Sri Lanka và hươu chuột ở Philippines.
Tại Việt Nam có 2 loài đang sinh sống là cheo Việt Nam và Nam Dương, các loài cheo này chủ yếu sống tại vùng rừng của các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh miền Nam như Tây Nguyên và Khánh Hòa.
Đặc điểm của con cheo
Giống như hầu hết các loài động vật khác con cheo có những đặc điểm sinh thái riêng biệt. Nhiều nhà khoa học đã dành nhiều năm để nghiên cứu về loài động vật này và đưa ra được kết luật về những đặc điểm nổi bật nhất liên quan đến đặc điểm bên ngoài và đặc điểm sinh sản của chúng.
Đặc điểm bên ngoài của cheo cheo
Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của con cheo là đầu nhỏ, mõm thon và chân mảnh với thân hình chắc nịch. Đa phần các loài cheo đều có mắt lớn, lỗ mũi dạng khe và đôi tai vừa phải được bao phủ bởi một lông tương đối mỏng. Lưng của chúng nhô cao về phía sau tạo điều kiện cho việc di chuyển băng qua các khu vực rừng rậm.
Tùy các loài cheo cheo khác nhau mà kích thước của nó chỉ dao động từ 40 -80cm và có trọng lượng từ 1,5 đến 10kg, nhỏ bé hơn khá nhiều so với các loài móng guốc khác như ngựa, hươu,… Hiện nay ghi nhận loài cheo lớn nhất có kích thước là 80cm và nặng 10kg, đó là con cheo châu Phi. Còn cheo cheo Nam Dương ở Việt Nam được coi là loài cheo nhỏ nhất với kích thước 40cm và chỉ nặng khoảng 1,5 kg.
Phần lông ngắn và dày, có màu nâu đỏ đến nâu, với các hoa văn tương phản gồm các đốm và sọc màu trắng và nâu trên cổ, ngực, hai bên và dưới bụng, tùy thuộc vào loài. Thông thường con cheo cái sẽ lớn hơn so với con đực. Các chi của cheo ngắn và chỉ có hai chi là 3 và 4 phát triển còn chi 2 và 5 thì khá mảnh ngoài ra chúng có phần đuôi dài đến tận khớp gối.
Đặc điểm sinh sản
Các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm nhiều hơn đến đặc điểm sinh sản của loài cheo cheo nhằm tìm ra được những phương pháp giúp bảo tồn loài động vật quý hiếm này. Mặc dù ít được biết đến nhưng vẫn có các tài liệu chỉ quá trình tìm bạn tình và sinh sản của con cheo.
Các loài cheo đạt đến độ tuổi sinh sản sau khoảng từ 5 đến 26 tháng tùy loài. Khi con cái bước vào thời kỳ động dục, con đực sẽ tìm kiếm và theo dõi nó, dùng tiếng kêu để thu hút con cái. Tiếng kêu của con đực sẽ khiến con cái ngừng di chuyển và cho phép chúng liếm bộ phận sinh dục của mình hoặc vuốt ve bằng một tuyến đặc biệt nằm giữa hàm dưới của con đực.
Sau khi tiếp xúc cơ thể chúng sẽ thực hiện hành vi giao phối. Điều đặc biệt là con cheo có thể giao phối khoảng 85 – 155 phút, kể cả sau khi chúng sinh, do đó nhà nghiên cứu khoa học phát hiện ra khả năng mang thai gần như liên tục trong suốt cuộc đời của chúng.
Thời gian mang thai kéo dài từ sáu đến chín tháng, tùy thuộc vào loài, chúng sẽ ăn nhau thai sau khi sinh. Con non có khả năng đứng trong vòng một giờ ngay sau khi sinh. Con cái sẽ không ở lại với con non, ngoại trừ thời kỳ bú / bú ngắn.
Con non được cai sữa khi ba đến sáu tháng và tách dần ra khỏi mẹ của chúng khi đạt đến độ tuổi trưởng thành về mặt sinh dục từ 5 đến 26 tháng. Các cá thể cheo cheo có thể sống đến 11-13 năm tuổi.
Nơi sống của con cheo
Loài cheo cheo đang là loài động vật quý hiếm được đưa vào danh sách được bảo tồn. Trước đây người ta cho rằng chúng ta tuyệt chủng, nhưng gần đây lại phát hiện một số cá thể. Các cá thể này được đưa vào các khu bảo tồn còn một số còn lại được thả ra tự nhiên.
Môi trường sống của con cheo
Con cheo được phát hiện sinh sống ở các vùng rừng nhiệt đới, rừng thứ sinh, ngập mặn, rừng đất thấp và rừng ngập mặn. Thông thường các loài cheo sẽ sinh sống và hoạt động vào ban ngày tại các khu rừng, nhưng cũng có một số loài thường hay hoạt động vào ban đêm.
Khi gặp nguy hiểm các con cheo sẽ chạy trốn bằng cách lao vào vùng cây cối rậm rạp hoặc các vùng nước. Loài cheo Châu Phi còn được tìm thấy tại một số khu rừng mưa nhiệt đới, có nhiều cây cối rậm rạp và mọc dày theo các dòng nước, loài cheo này có khả năng lẩn trốn những kẻ săn mồi bằng cách lặn xuống các dòng nước.
Con cheo phân bố ở đâu?
Ở thời kỳ đầu khi các cá thể cheo cheo được phân bố khắp trên toàn thế giới nhưng đến thời điểm hiện tại chỉ còn một vài khu vực có sự xuất hiện của loài động vật này. Cụ thể chi Tragulus (hươu chuột) bản địa là loài đặc hữu xuất hiện ở Đông Nam Á.
Trong khi con cheo thuộc chi Hyemoschus được tìm thấy ở một số khu vực dọc theo phía Đông Châu Phi. Ngày nay các cá thể cheo cheo càng ngày càng trở nên quý hiếm và hầu như chỉ còn tìm thấy tại một số khu rừng nhiệt đới thuộc khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ và một số vùng rừng rậm Châu Phi.
Con cheo ăn những gì?
Con cheo được đánh giá là loài vật khá nhút nhát, chúng kiếm ăn vào cả ban ngày lẫn ban đêm, trong đó chủ yếu là ban ngày, đặc biệt vào thời điểm giữa các mùa hoặc rằm chúng sẽ hoạt động mạnh mẽ nhất. Khi đi kiếm ăn chúng thường có hành động là ngửi và đào bới để xem đó là thức ăn gì sau đó ăn.
Cách thức ăn và cấu trúc dạ dày của con cheo khác biệt so với những loài động vật nhai lại lớn hơn. Điển hình là việc ăn thực vật và các loài động vật nhỏ nhưng cheo cheo có xu hướng chọn lọc hơn nhiều, lý do bởi chúng không cần ăn một lượng thức ăn lớn nên chúng có nhiều thời gian để tìm kiếm các thức ăn tươi mới và dễ tiêu hóa hơn.
Các loại thức ăn được cheo cheo ưa thích là trái cây, lá cây, nụ hoa, các loại quả, cỏ và một số loại côn trùng. Bên cạnh đó chúng cũng thường ăn xác của các loài động vật nhỏ, động vật chân đốt để bổ sung thêm các dưỡng chất khác cho cơ thể. Chúng cũng có thể tiêu hóa và sử dụng các loại cỏ và lá khó tiêu đối với các loài động vật khác do cấu trúc dạ dày nhiều ngăn cho phép thức ăn dễ dàng tiêu hóa.
Tuy nhiên chính vì sự nhút nhát và thụ động cũng như đôi tai có thính giác kém làm cho chúng trở thành đối tượng hàng đầu của những kẻ săn mồi. Đây cũng chính là một trong những lý do khách quan khiến cho các cá thể cheo cheo suy giảm dần.
Cách nuôi con cheo sao cho hiệu quả
Do tình trạng suy giảm cá thể nghiêm trọng nên người ta đã và đang thực hiện các mô hình nuôi con cheo nhằm bảo tồn và nhân giống chúng. Tuy nhiên nuôi cheo cheo cũng cần phải tuân thủ theo những kỹ thuật nhất định để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chuẩn bị chuồng nuôi con cheo
Chuồng nuôi được coi là một nhân tố quan trọng trong quá trình nuôi và chăm sóc con cheo. Nên xây dựng những mô hình chuồng nuôi gần với môi trường tự nhiên của cheo cheo nhất có thể với những tán cây che mát và các lùm cỏ cho chúng ẩn nấp. Tốt nhất nên trồng thêm một số loại cây ăn quả để tạo điều kiện cho cheo cheo vận động cũng như có nguồn thức ăn tự nhiên cho chúng.
Đồng thời chia các chuồng nuôi thành ô nhỏ và dùng phần sân ngoài trời làm khu vận động riêng, ở đó hạn chế đến mức tối đa các vật sắc nhọn có thể gây tổn thương con cheo. Cũng cần lưu ý đến nhiệt độ và chế độ thoát nước của các chuồng để tránh tình trạng ẩm mốc, vi khuẩn gây bệnh.
Lưu ý trong thức ăn cho con cheo
Cheo cheo có thể ăn vào ban ngày và ban đêm, những phổ biến nhất vẫn là vào ban đêm. Khi chuẩn bị thức ăn, người nuôi cần chuẩn bị các loại rau củ quả hoặc các loại hạt tự nhiên. Đặc biệt chú ý chọn loại còn tươi, không bị sâu bệnh nếu không con cheo sẽ không ăn.
Đồng thời cần rửa sạch để ráo nước hoặc thái nhỏ chúng ra. Luôn bổ xung chất xơ cho con cheo thông qua việc cung cấp rau xanh, lá cây. Chế độ ăn cũng cần thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của nó, nhất là vào thời kỳ sinh sản cần bổ sung thêm các loại quả, hạt có nhiều dinh dưỡng .
Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi con cheo
Vệ sinh khu vực chuồng trại thường xuyên nhằm tránh tình trạng phát sinh dịch bệnh. Trong đó các khu vực cần vệ sinh kỹ là các máng ăn, máng nước uống. Nếu phát hiện ra các dấu hiệu bất thường cần phải tiêu độc, khử khuẩn ngay lập tức, tránh bệnh lây lan và khó kiểm soát. Thông thường các chuồng nuôi nên được phun thuốc khử khuẩn hoặc thực hiện các biện pháp vệ sinh ít nhất 3 tháng một lần và quét dọn sạch sẽ mỗi ngày.
Kết luận
Những hoạt động săn bắt, sử dụng trái phép của người dân là nguyên nhân chính khiến cho số lượng con cheo ngày càng suy giảm. Do đó các quốc gia đã phải bắt tay nhau ban hành các lệnh cấm và khuyến khích bảo tồn loài động vật này. Những nỗ lực chung đó sẽ góp phần vào công cuộc bảo vệ và phát triển số lượng cheo trong tương lai.